
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Một phương cách giúp thoát khỏi đau khổ
nhanh chóng, đơn giản và hữu hiệu.
Mimi Khuc & Thanh-Trieu Nguyen |
Phỏng dịch và
rút ngắn từ quyển sách Pháp Thiền Tại và Hiện: A Quick and
Effective Way to Overcome Suffering do Nhà Xuất Bản Here &
Now Publishing phát hành., USA Copyright © 2004
Mimi Khuc & Thanh-Trieu Nguyen.
Trình bày bìa: Hiep Duc Truong
Dịch giả: Mặc Thanh Như
ISBN: 0-9763491-5-9

|
|
|
i |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Mục Lục
|
|
|
ii |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Lời Nói Đầu
Chỉ vì có một số bạn bè cần giúp chữa trị mặt tinh
thần lẫn thể xác, quyển sách nầy đã được khởi đầu bằng vài trang hướng
dẩn một phương pháp tịnh tâm đơn giản. Sau đó, để giúp mọi người được an
bình nội tại, hạnh phúc và an hòa, những trang nầy đã trở thành một tập
sách nhỏ. Không bao lâu sau, tập sách nhỏ đó đã được quảng bá miễn phí
và đồng thời quảng bá dưới dạng sách điện tử (e-book) trên mạng với năm
thứ tiếng: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hòa Lan và Việt Nam. Quyển sách lớn
là một thành phẩm nới rộng ra từ tập sách nhỏ kia và là để đáp ứng yêu
cầu của nhiều độc giả cần hiểu rõ ràng hơn một số lãnh vực của cách tập
pháp thiền nầy. Nội dung sách lớn có một số thông tin mới nên chúng tôi
đã rút từ đó để soạn lại tập sách bỏ túi nầy và sẽ dịch sang nhiều thứ
tiếng, bạn có thể truy cập (download) miễn phí. Quyển
sách lớn gồm tám chương; 4 chương chúng tôi đã đưa vào quyển nhỏ nầy,
đồng thời có ghi chú sơ về bốn chương kia. Hầu phục vụ
đại chúng, chúng tôi chỉ dùng những chữ và ý tưởng về thiền định thật
đơn giản để có thể đến được với người mới tập thiền ở nhiều nơi. Chúng
tôi sẽ không bàn đến những cái nhìn hoặc trường phái tư tưởng của tôn
giáo nào cả. Trong toàn bộ quyển sách nầy, nếu có chỗ nào so sánh hoặc
định giá thì hoàn toàn dựa trên một ưu điểm là sự hữu hiệu của một
phương pháp trong việc giúp giải thoát khỏi phiền não.
Vài đìều nên để ý khi đọc sách nầy: vì sách phối hợp
tư tưởng Đông và Tây nên đôi khi đòi hỏi những độc giả đang chỉ theo
tinh thần thuần túy Đông hoặc Tây cần phải cởi mở để đọc những khái niệm
mới hoặc khác biệt. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là bạn hãy đọc với
một tấm lòng cởi mở và một cái trí yên tỉnh—nghĩa là ta không đáp ứng
nhu cầu của cái trí đang cần phân tích, tranh cãi, phê bình hay so sánh
với những định kiến sẵn có. Và xin hãy đọc chậm rãi. Cái thực chất của
tập sách nầy không phải chỉ chứa đựng trong những chữ được viết ra thôi
mà còn chứa cả trong sự thinh lặng phía sau những ngữ nghĩa đó. Khi đọc
tập sách nầy, ngoài việc trí ta thu thập kiến thức, tâm ta sẽ còn tìm
được một số minh triết nào đó. Chúc bạn đọc sách nầy
một cách thích thú và an vui!
Back to Contents |
|
|
iii |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
CHƯƠNG
MỘT
Giới Thiệu Về Cái Trí
Mẩu
đối thoại dưới đây xảy ra trong văn phòng cố vấn tâm lý giữa người cố
vấn và một phụ nữ trẻ khoảng hơn 30 tuổi.
- Người cố vấn:
Chào cô, tôi có thể giúp gì cho cô không?
- Người phụ nữ:
Mọi việc trong đời tôi đều chẳng ra gì. Tôi cần được giúp đỡ. Tôi cần
một việc làm vững chắc. Tôi cũng cần một chỗ ở tốt hơn vì hiện nay tôi
sống trong một phòng trọ ở tầng hầm của nhà người ta. Tôi muốn mọi người
trong gia đình tôi thương tôi. Còn chồng tôi thì đã bỏ tôi. Tôi cần có
một người đàn ông đàng hoàng… một người chồng tốt… Còn chiếc xe của tôi
nữa, nó vẫn cứ hư hoài...
- Người cố vấn:
Những điều cô vừa nói là cô cần, tôi thấy cũng không có gì quá đáng. Tôi
nghĩ rằng ai trong chúng ta cũng muốn được như vậy… Nhưng cô có quen hay
biết người nào có tất cả những thứ đó không?
- Người phụ nữ:
Có chứ. Có một vài người bạn.
- Người cố vấn:
Thế cô có thấy họ hạnh phúc không?
- Người phụ nữ:
…Ơ.. ơ.. Chắc là không hẳn đâu.
- Người cố vấn:
Vậy cô có nghĩ rằng nếu như cô có đầy đủ những thứ đó, cô sẽ cảm thấy
hạnh phúc vĩnh viễn không?
- Người phụ nữ:
Có thể chứ….nhưng … mà chắc là không … Chắc là không hạnh phúc mãi đâu…
- Người cố vấn:
Nếu như cô không phiền, tôi xin phép nói ra quan điểm của cá nhân tôi.
Tôi có thể sai nhưng cô cứ nghe thử xem. Tôi nghĩ rằng chúng ta xuất
phát từ một nơi mà luôn được bao trùm bằng tình thương và sự an bình
tuyệt đối. Có lẽ vì bị tách rời khỏi nơi ấy nên mình luôn cảm thấy có
nhu cầu và thấy thiếu thốn triền miên. Để đối phó với sự thiếu thốn,
mình bám víu vào tình thương của người thân như cha mẹ, người bạn đời,
con cái, anh chị em, bạn bè … Cảm giác thiếu thốn cứ mãi đeo đẳng nên
mình cố lắp đầy những khoảng trống ấy bằng tiền tài, công danh, sự
nghiệp… Mỗi thứ đó đều có hiệu lực nhưng chỉ một ít lâu sau là cảm giác
thiếu thốn lại xuất hiện … Tôi không có chiếc đũa thần để cho cô những
gì cô muốn nhưng tôi có thể chỉ cho cô phương cách để lấp đi sự thiếu
thốn đó. Một khi cái thiếu thốn kia trở nên đầy đủ, thì những thứ khác
không thành vấn đề nữa. Mình có đạt được những thứ đó thì cũng tốt,
không đạt cũng chẳng sao. Lúc ấy mình đã tìm được bình an và giảng hòa
được với bản thân cũng như an bình với thế giới chung quanh rồi.
Khi chúng ta tách
rời ra khỏi cái nơi đầy đủ tuyệt đối kia, chúng ta đã tạo nên một cái
trí thứ phụ; một cái trí diễn đạt bằng chữ. Cái trí nguyên thủy thì vốn
dĩ vô ngôn và âm thầm; mọi nhận thức đều không có sự diễn giải, phân
tích, so sánh hay phán xét… Việc thế nào thì nó chỉ thấy NHƯ LÀ, ĐANG LÀ
vậy thôi. Còn cái trí thứ phụ kia là cái trí mà tôi và cô hiện đang dùng.
Nó lải nhải không ngừng về những thứ đang làm chúng ta đau khổ. Một khi
mình học được cách làm dịu đi cái trí nầy thì chính mình có thể trở về
với trạng thái của cái trí nguyên sơ kia. Chúng ta có thể siêu vượt được
cái cảm giác thiếu thốn kia vĩnh viễn. Bạn có muốn học cách nầy không?
Back to Contents |
|
|
-1- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Đồng Lõa Của Đau Khổ:Cái Trí
Theo văn hóa Phương Tây chữ “đau khổ” (suffering) thường là có dính líu
đến những biến cố trầm trọng trong cuộc đời, những đau đớn và buồn bã.
Do ảnh hưởng tư tưởng Ấn Độ giáo và Phật giáo, văn hóa Phương Đông
thường nhìn sự “đau khổ” là nền tảng căn bản của cuộc đời - Đời là bể
khổ. Định nghĩa trong sách nầy thì “đau khổ” nằm ở giữa hai quan điểm
trên. Sự đau khổ – dĩ nhiên – là nói đến những cảm xúc như buồn phiền,
đau đớn. Sự đau khổ cũng là nói đến tất cả những trạng thái cảm xúc nào
dính líu đến sự không hạnh phúc. Theo như định nghĩa một cách đầy đủ như
trên thì đau khổ sẽ mang những ý nghĩa sau đây:
-
Tất cả những cảm xúc nào KHÔNG PHẢI là hạnh phúc,
là tình thương, là hoan hỉ. (Thí dụ như: tức giận, ganh tỵ, ghen
ghét, buồn bã, sợ hãi, đau đớn, lo lắng, cay đắng, đau thương, tiếc
thương, thù oán, căm ghét, khinh bỉ, cô đơn, v.v.)
-
Tất cả các trạng thái nào KHÔNG PHẢI là hòa bình,
đầy đủ, hài hoà. (Thí dụ như: bạo lực, nhu cầu (neediness), hoang
mang, hoảng loạn, bối rối hồi hộp, trốn chạy, chối bỏ, thiếu thốn ,
hụt hẫng, tuyệt vọng, lo sợ, trầm cảm, v.v.)
-
Tất cả hành động nào KHÔNG thân ái (kindness),
không bao dung hay không từ bi. (Thí dụ như: nhu cầu kiểm soát và
chủ động (controlling), phán xét, phê bình, chỉ trích, nhục mạ, tấn
công, ngược đãi, than phiền, cằn nhằn, hạ nhục v.v…)
Với định nghĩa rộng rãi như trên thì rõ ràng hầu hết chúng ta ai cũng
đều đau khổ ở mức độ không ít thì nhiều. Để giải quyết vấn nạn nầy,
trước tiên chúng ta cần phải hỏi xem cái gì thật sự là tác nhân gây ra
đau khổ? Sau đây là một số lý do mà chúng ta thường nói. Tôi không hạnh
phúc là bởi:
-
Tôi không có được những gì tôi muốn hay tôi cần.
-
Có người làm điều không tốt với tôi.
-
Có người không làm cho tôi những việc mà đúng ra
họ nên làm.
-
Việc xảy ra không đúng ý tôi muốn.
-
Tôi luôn sống trong sự sợ hãi, canh cánh là sẽ
phải mất một người hay một vật nào đó.
-
Tôi thất bại trong mọi việc tôi làm.
-
Cuộc sống không có ý nghĩa gì cả.
Tất cả những tình huống cuộc đời trên đây đều gây đau khổ cho ta một
cách có vẻ hợp lý hết. Tuy nhiên, cũng có những người vẫn vui vẻ, hạnh
phúc mặc dầu họ cũng đang ở trong nhiều tình huống kể trên. Vậy cái khác
biệt giữa họ và chúng ta là cái gì? Câu trả lời: “Cái trạng thái của cái
trí.” Một cái trí thì im lặng, Tĩnh Lặng và một cái trí thì nói liên tục,
thường là những lời than phiền. Vậy thì có khi nào bạn chợt ý thức rằng
biết đâu bạn KHÔNG PHẢI là cái trí của bạn chăng? Khi bạn muốn yên bình
và thanh tịnh, cái trí đó có chịu dừng sự nhằng nhò, ồn ào của nó lại
không? Phải chăng hầu hết là nó phớt lờ đi ý muốn được yên tịnh của bạn?
Lần sau, khi một trong những ý niệm mà chúng tôi đã nêu trên xuất hiện,
bạn hãy thử tách rời mình ra khỏi cái trí và bảo nó: “yên lặng!” Hy vọng
rằng nó nghe lời, chịu yên lặng hoặc nghĩ sang chuyện khác. Nếu nó chịu
nghe lời, bạn hãy thử xem chừng bao lâu thì nó sẽ len lén trở lại đề tài
cũ. Nếu ai cũng điều khiển được cái trí tuân theo mệnh lệnh của mình mọi
lúc, mọi nơi thì nó đã không còn nói liên miên những ý tưởng tạo nên
phiền não. Sách nầy viết cho những ai chưa chủ trì được cái trí của
mình.
Các ý niệm trong sách nầy dựa trên sự thức giác của hai chân lý dưới đây:
Thứ nhất, nguồn gốc của hầu hết mọi đau khổ, mọi phiền não là do sự rối
loạn nơi bộ phận thiên phú rất đặc biệt và cao cấp của con người: cái
trí.
Thứ hai, cái trí cũng chỉ là một trong những bộ phận của con người như
tim, gan, mắt, mũi, v.v. Cái trí nầy không thể bị ngộ nhận là toàn thể
cái ta được. Nghĩa là “ta” không phải là “cái trí” và “cái trí” không là
“ta”. Vậy thì “Ta” cũng chắc chắn không phải là những phản ứng hay suy
diễn đã đưa ta đến những cảm xúc u buồn, đau đớn hay giận dữ.
Quyển sách nầy sẽ hướng dẫn ta cách sửa được sự rối loạn trên và giúp ta
phục hồi những chức năng cao cấp của cái trí như sáng tạo, phát minh và
tỉnh thức. Khi đọc xong quyển sách nầy, có thể bạn sẽ hiểu biết được
thêm về sự vận hành của cái trí và biết cách ứng phó với nó để bớt đi
những phiền não và đau khổ cho bản thân.
Back to Contents |
|
|
-2- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Sự Vận Hành Của Cái Trí
Cái Trí Không Chính Xác
Vấn đề tiên quyết của cái trí là sự thiếu chính xác của nó. Cái gọi là
“kiến thức” của cái trí thường nầy quả thật “không chính xác”. Dưới đây
là hai thí dụ gồm những kết luận thiếu chính xác của cái trí:
Thí dụ thứ nhất: khi mắt bạn nhìn thấy bạn gieo một hạt
giống xuống đất, một thời gian ngắn sau, mắt lại thấy nơi đó mọc lên một
cái cây, cái trí kết luận là “cây đó tôi trồng” và thậm chí còn đi xa
hơn, quả quyết rằng “cây đó của tôi.” Nói thực tế chính xác thì mắt chỉ
nhìn thấy hai việc: Một là tay bạn gieo hạt giống, hai là tại chỗ ấy có
một cây mọc. Chỉ thấy biết vỏn vẹn hai điều trên, cái trí đã kết luận
rằng hiện tượng thứ hai (cây) là kết quả của hiện tượng thứ nhất (gieo
hạt giống).
Cái sai hoặc không chính xác ở đây là mắt không hề nhìn thấy nhiều yếu
tố khác nữa đã tạo nên cái cây kia như: đất, nước, không khí, ánh nắng
mặt trời, khoáng chất, phân bón v.v.
Nhưng ngược lại, nếu kết luận rằng “cái hạt giống là do tôi trồng và
cũng nhờ đất, nước, mặt trời, v.v. mà cây mọc lên” thì cái kết luận của
cái trí phàm nầy cũng vẫn không chính xác. Tại sao? Bởi vì mắt “thật sự”
chỉ “thấy” việc gieo một hạt giống và thấy có một cái cây mọc lên mà
thôi chứ có thấy gì khác đâu! Cái trí lấy kiến thức có sẵn từ “kho” trí
nhớ (đất, nước, ánh sáng, v.v…), ráp vô với hiện tượng vừa thấy-biết (gieo
hạt và một cây mọc lên) rồi đi đến một kết luận mà không hề hay biết
rằng cái tiến trình nhìn đó không đúng ngay từ đầu.
Biết đâu cái cây đó là do một hột giống khác, do một người khác trồng,
do một ngàn lẻ một lý do khác thì sao? Do đó, khi mắt nhìn thấy “A” rồi
thấy tiếp theo là “B”, chưa chắc gì “B” là kết quả của “A”. Vì vậy, cái
trí chính xác là cái trí chỉ thấy và biết “A” là “A”, “B” là “B”, không
kết luận lung tung thêm.
Thí dụ thứ hai: Vợ chồng giao hợp, sau chín tháng sinh ra
một “con người” nhỏ xíu. Cái trí kết luận rằng: con người đó tôi tạo nên,
nó là con của tôi. Cái trí chỉ quan sát sự sinh sản mà đã kết luận về
nguyên nhân của nó và luôn cả chủ quyền đối với đứa bé. Nó kết luận như
vậy mặc dù không hề biết có còn những nhân duyên bí ẩn nào, cái lực nào
đã phối hợp để đưa cái “sinh mệnh” kia vào cuộc đời nầy chăng?
Trong những thí dụ nầy, cho dù cái trí có kết luận khác đi chăng nữa thì
cũng vẫn không chính xác vì cái trí luôn bị giới hạn trong cái “biết”
của nó. Nó có thói quen diễn giải và lý luận trong những quan sát giới
hạn, dùng những “kiến thức” cũ chứa trong ký ức để lắp vào các khoảng
trống hiểu biết. Khi kiến thức không chính xác cũ cộng với quan sát giới
hạn mới thì tạo thành kiến thức thiếu chính xác mới. Vòng lẩn quẩn cứ
như thế tiếp diễn.
Cái trí chính xác phải là cái trí của Tĩnh Lặng, chỉ nhận thông tin mà
không thêm bớt gì. Hoặc giả khi cần diễn giải hay suy luận thì cái trí
ấy ở trong Tĩnh Lặng, đồng thời luôn ý thức rằng mình đang suy luận,
diễn giải và cũng “ý thức” rằng cái kết luận của mình luôn có thể là
không chính xác.
Nói tóm lại, cứ mỗi khi cái trí đi đến một “kết luận” nào, ta nên xét
lại xem nó có dùng cái nhìn “chính xác” hay không. Cái nhìn như thế nào
mới gọi là chính xác? Đó là cái nhìn hiện thực qua một tâm trí trong sự
Tĩnh Lặng hoàn toàn. Nó diễn ra mà không xét đoán, phê phán, đề nghị
hoặc diễn giải. Nó chỉ là những quan sát và nhận biết trong yên bình.
Back to Contents |
|
|
-3- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Những Cái Nên Và Không Nên Của Cái Trí
Vấn đề sẽ trở thành nghiêm trọng hơn một khi “cái trí
không chính xác” dựa trên những kiến thức sai lệch của nó mà phán xét.
Những thí dụ dưới đây cho thấy cái trí đã vào tìm kiếm ở ngăn ký ức, rồi
khư khư áp dụng những giá trị và quan niệm cũ nầy vào các quan sát mới.
Khi thế giới chung quanh không tuân thủ theo, cái trí bị cảm thấy bực
bội. Có thể nó sẽ lải nhải liên tục hoặc nó sẽ vật vã, phiền não vô
cùng.
Cách đơn giản nhất khi chúng ta tạo phán đoán là dựa
trên những quan sát căn bản qua các giác quan. Như đã nói phía trên, cái
trí lấy dữ liệu từ thế giới bên ngoài qua các giác quan, rồi lắp ráp
thông tin cũ vào, thường thì không đúng lắm. Một số thông tin cũ nầy bao
gồm những quan niệm và giá trị có sẵn. Sau đây là cách mà cái trí hình
thành các phán đoán:
~Thị giác: “Quan niệm của tôi là phải sống
một cách ngăn nắp, thứ tự, sạch sẽ … Vì thế mắt tôi muốn luôn luôn
nhìn thấy mọi thứ được sắp xếp thứ tự, ngăn nắp, chỗ nào cũng sạch
sẽ… Tôi cảm thấy rất khó chịu khi phải sống chung với những người có
tính bê bối, không gọn gàng… Họ nên sống cuộc đời họ sạch sẽ, khỏe
mạnh hơn.”
~Thính giác: Lỗ tai tôi không thích nghe
những tiếng động gây ồn ào một cách vô ý thức. Tôi rất bực mình khi
người khác đóng cửa mạnh, lê giày dép lẹp xẹp, rửa chén khua lẻng
kẻng, nói to khi dùng phone di động, hay nói ồn ào khi xem phim
trong rạp.”
~Vị giác: “Tôi ăn uống khá kén chọn. Không
hợp khẩu vị thì thà nhịn đói chứ không ăn. Lên bữa ăn mà thực phẩm
dở, không thơm ngon, tôi cảm thấy rất bực mình.”
Cái trí của chúng ta còn có khả năng làm những phán
đoán phức tạp và tinh vi hơn dựa trên những quan sát của nó. Cái trí nắm
giữ và dùng một số định kiến để làm méo mó những thông tin từ ngoài vào.
Các định kiến thường là về sự liên hệ, giá trị, vai trò và bản thân.
~Giá Trị: “Nếu mặc cái áo nầy ra đường,
người ta sẽ cười tôi (nhà quê, nghèo, già v.v…) hay người ta sẽ khen
tôi (sang trọng, đẹp, hợp thời trang v.v…) Tôi nhìn người kia ăn mặc,
đi loại xe nào, dáng dấp ra sao v.v.) là tôi biết liền họ thuộc type
nào, tầng lớp nào v.v…” Đây là cái trí định nghĩa một số giá trị qua
cái nhìn bên ngoài và rất quan tâm đến sự khen, chê của người khác.
Nó sẽ phiền não khi không có điều kiện trang điểm phía bên ngoài
theo đúng ý cho bản thân hay cho người trong gia đình.
~Định Danh Về Cái Ta (Identity): “Tôi mất
việc làm và tất cả tiền bạc. Tôi là con người hoàn toàn thất bại”.
Cách suy nghĩ sai lầm trên đây của cái trí làm chúng ta tưởng rằng
chúng ta là tác nhân trực tiếp và duy nhất tạo ra mọi hiện tượng và
sự vật biểu hiệu của thành công hay thất bại trong đời mình. Điều
cực kỳ quan trọng là làm sao để cái trí nhận ra và hiểu rằng chúng
ta chỉ tham gia và không hề có khả năng thật sự tạo ra trọn vẹn một
kết quả nào cả. Thí dụ, thay vì cái trí thấy rằng “cái cơ nghiệp mà
tôi đã tạo ra” hay “cái cơ nghiệp mà tôi đã làm mất (tiêu tan)”, thì
cái trí khi nhìn một cơ nghiệp thì chỉ nên thấy đơn thuần là một “cơ
nghiệp” mà thôi. Cái trí không nên thấy “mình” là cơ nghiệp, hay cơ
nghiệp là “mình”. Cách nhìn đúng đắn nầy sẽ giúp cho chúng ta vượt
qua những đau khổ có liên hệ đến thành công hay thất bại, được còn
hay mất mát, vinh quang hay nhục nhã… Và cách nhìn nầy cũng có thể
giải phóng chúng ta ra khỏi ảo tưởng thường trói chặt ta là: “Tôi
luôn luôn là người kiểm soát và làm chủ mọi sự việc trong đời tôi”
hoặc “tôi là những gì tôi sở hữu hoặc thành đạt được.”
~Các mối liên hệ và vai trò trong xã hội:
“Họ là người thân của tôi ( cha, mẹ, anh, chị, em, bạn bè, chồng, vợ,
con, cháu v.v…) mà khi tôi gặp khó khăn, cần được giúp đỡ, họ không
giúp đỡ tôi.” Ở đây, cái trí định nghĩa sự liên hệ gia đình dính líu
đến một số trách nhiệm nào đó, nếu ai không tuân thủ thì nó phiền
não, trách móc.
“Con cái phải vâng lời, hiếu thảo với cha mẹ.”
“Cha mẹ phải thương yêu đồng đều, chăm sóc, lo lắng cho con cái đến
nơi, đến chốn.” Đối với cái trí, vai trò của con cái và cha mẹ
thương gắn liền với một số trách nhiệm và đòi hỏi. Cái trí phán đoán,
trách móc và phê bình nếu những thứ nầy không đáp ứng đầy đủ. Nếu
đứa con không gọi điện thoại hay thăm viếng cha mẹ, cha mẹ sẽ buồn
phiền. Còn người con thì mặc cảm thiếu bổn phận, tự ghét và trách
mình đã không làm tròn bổn phận, không thỏa đáng được những đòi hỏi
nầy. Sự đòi hỏi có thể đi đến những thái cực quá đáng mà người ta
không hề hay biết. Thí dụ như một trường hợp có thật mà chúng tôi
biết được: một bà mẹ buộc con gái mình phải trả hiếu bằng cách bán
thân đem tiền về cho bà cờ bạc.
“Công việc của người đàn bà trong gia đình là
chăm sóc nhà cửa, chồng, con. Công việc của người đàn ông là cung
cấp tài chánh, vật chất, dạy con học.” Một lần nữa, cái trí gắn liền
các đòi hỏi với một số vai trò trong xã hội. Cũng như mọi quan niệm
khác, nếu vì lý do nào đó mà ai không đáp ứng được trọn vẹn các
nhiệm vụ mà cái trí định nghĩa cho một vai trò thì cái trí sẽ khắc
khoải, nhắc nhở, than phiền mãi vậy.”
Trục trặc lớn nhất đối với cái trí trong cuộc đời
nầy thường là sự liên hệ giữa con người với nhau. Ta cần phải nhìn
mọi người một cách chính xác. Thí dụ, ta nên nhìn người bạn đời như
sau: “Đây là một con người mà trước khi gặp tôi, đã sống mấy chục
năm trên trái đất nầy, có riêng đầy đủ những quan niệm không “chính
xác”, cơ thể và tinh thần hoàn toàn biệt lập với tôi.” Có khi nào
bạn chợt nhận ra là ngoài việc để làm người phối ngẫu của bạn, người
ấy còn hiện diện trên đời nầy với những mục đích riêng hay khác
không? Cái nhìn nầy sẽ giúp cái trí ta chấp nhận, tôn trọng mọi
người chung quanh và không còn có nhu cầu buộc họ phải bỏ cái “không
chính xác” của họ và tuân theo cái “không chính xác” của ta.
Back to Contents |
|
|
-4- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Quá Khứ Và Tương Lai Vô Tận
Cái trí thường thường không cần dùng đến việc quán sát để làm vui vì nó
luôn luôn có quá khứ và tương lai để bận tâm đến. Nguồn gốc lớn của đau
khổ phát xuất từ một cái trí liên tục hồi tưởng và sống trở lại trong
quá khứ, không ngừng nghỉ, lo lắng và hoang tưởng về tương lai.
Cái trí cứ lấy sự đau đớn, sự ân hận từ quá khứ để hồi tưởng và sống lại
những cảm xúc ấy. Chúng ta thường hay bị mất cơ hội trải nghiệm ngay
hiện tại chỉ vì cái trí cứ liên tục sống lại trong thời quá khứ như một
cái máy hát đĩa cũ bị vấp. Chúng ta cũng sống một phần của thời tương
lai bằng sự lo lắng, sự dự trù toan tính và mơ mộng hoang tưởng quá mức.
Cái trí cứ lẩn quẩn đeo đuổi những sự kiện hoàn toàn thuộc về một thời
khắc khác rồi lôi kéo, thôi thúc ta đem chúng ra sống trong thời điểm
hiện tại.
-
Nói tóm lại, đây là cách mà qua sự vận hành rối
loạn, cái trí tạo nên những đau khổ cho chúng ta:
-
Nó bận rộn lặp đi lặp lại những phiền não từ quá
khứ.
-
Nó đắm chìm trong lo lắng, sợ hãi, và lẩn quẩn mơ
tưởng việc tương lai.
-
Nó khắc khoải, vật vã trong việc ứng dụng một
cách cứng nhắc, bất kể lý lẽ, các quan niệm, nhân sinh quan mà xã
hội loài người đã đặt ra.
-
Nó tích cực phán đoán, phân tích, nhục mạ, cãi vã,
xây dựng các hình ảnh và cảm xúc của bạo động, oán hờn, thù ghét,
ganh tị, v.v…
-
Nó cũng là tác nhân mang nhiều bịnh hoạn và đau
đớn cho cơ thể vì sự miên man tai hại kia cứ liên tục chuyển sự
nhiễu loạn của tư tưởng đến các tế bào.
Khi một người lẩm bẩm nói một mình suốt ngày thì ta cho là bịnh tâm thần.
Còn bản thân ta và tất cả mọi người còn lại thì cũng nói suốt ngày đêm,
không ngừng nghỉ, khác chăng là ta nói âm thầm trong đầu, không phát
thành lời mà thôi. Đây là một căn bịnh trầm kha nhưng vì mọi người ai
cũng bị mắc phải bịnh nầy nên tưởng rằng đây là một trạng thái “bình
thường”. Điều nầy có nghĩa rằng thay vì ta là người chủ điều khiển cái
công cụ “trí” kia thì trong thực tế, cái trí miên man đó đang chủ động
và điều khiển ta. Nó thúc đẩy từng ý tưởng, lời nói, việc làm, cảm xúc
mà ta tưởng rằng ta làm, ta muốn, ta đau khổ. Ngày nào chúng ta chưa làm
được việc TẮT cái trí nầy khi cần tắt, thì chúng ta vẫn chưa thoát khỏi
đau khổ.
Mục tiêu ở đây không phải là bỏ quên quá khứ hay là không dự tính tương
lai. Cũng không phải là không có ý niệm hay quan điểm. Cái vấn đề đặt ra
đây là tiến trình (processes) suy nghĩ đưa đến những tình trạng như đã
nêu ở trên, nó xảy ra một cách tự động và theo thói quen. Khi chúng ta
nói rằng chúng ta muốn vặn tắt cái trí là chúng ta muốn lấy lại sự chủ
động đối với tiến trình đó. Chúng ta muốn vặn tắt cái công tắc tự động.
Nghĩa là mục tiêu của chúng ta là ta phải có khả năng chọn lựa và áp
dụng – chúng ta sẽ chọn lựa khi nào nên áp dụng một quan niệm hay một
định kiến, khi nào nên hồi tưởng việc quá khứ hoặc lúc nào nên dùng
những hình ảnh, những cảm xúc sẵn có bên trong.
Cái trí không phải là một tai họa cho nhân loại. Ngược lại – nó sẽ trở
nên một bộ máy rất quý báu nếu mình biết cách dùng nó. Một khi chúng ta
đã trở thành chủ nhân của cái trí, chúng ta có thể vun bồi cho nó những
tính chất hay ho như sự sáng tạo và sự tỉnh giác (awareness).
Muốn vượt ra khỏi đau khổ cần phải có ba việc:
~ Hiểu biết về cái trí và những thói quen của nó
~ Một phương pháp để an hòa nó
~ Và quan trọng nhất là sự thức giác về bản thân
cũng như về sự liên hệ giữa ta và mọi người.
*****
Chúng tôi đã giới thiệu về tiến trình của cái trí, chương kế tiếp sẽ
giới thiệu với chúng ta một phương cách dùng để tu dưỡng cái thức giác
cần thiết nói trên. Phương pháp nầy chỉ là một trong những vô số phương
pháp thiền đang được phát triển hiện nay. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng
đây là một phương pháp đơn giản, dễ dàng và rất ứng nghiệm để đạt tới sự
Tĩnh Lặng và thức giác cần thiết. Chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ rất hữu
ích cho những ai còn chưa tìm được một phương tiện thích hợp nào cho
việc tìm kiếm một hạnh phúc bền lâu.
Back to Contents |
|
|
-5- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
*This chapter is an adapted version of the original chapter.*
CHƯƠNG HAI
Chìa Khóa: Thiền Tại và Hiện
C
hìa khóa của chúng ta ở đây là một phương pháp đơn giản giúp ta tự giải
phóng mình ra khỏi đau khổ: đó chính là cách “vặn tắt” được cái trí.
Chìa khóa nầy đặc biệt dành cho những bạn biết rất ít về thiền. Phương
pháp thiền có tên gọi là Tại và Hiện nầy không đòi hỏi phải ngồi khoanh
chân hằng giờ hay làm điều gì khó khăn, cực nhọc, thâm cao. Thiến không
chỉ dành riêng cho người “tu” mà thôi. Ai cũng có thể tập phương pháp
nầy dễ dàng, mọi nơi, mọi lúc: ngồi trên ghế cũng được, tư thế thoải mái,
hay ngay cả lúc đi, đứng, nằm hoặc làm việc.
Pháp Tại và Hiện
cũng không đòi hỏi phải xa rời đời sống xã hội, vật chất bình thường, bỏ
công ăn, việc làm hay bỏ gia đình để lên núi ngồi một mình năm nầy qua
tháng nọ. Ngoài ra, nó không thuộc vào một tôn giáo nào. Ai cũng có thể
dùng được cả.
Mục Đích Thiền
Thiền nói chung cũng đã có từ nhiều ngàn năm trước, kể từ khi con người
biết im lặng từ lời nói đến tư tưởng. Sự im lặng nầy giúp phục hồi năng
lượng cho cơ thể và giúp trí óc thật sự nghỉ ngơi một cách trọn vẹn.
Trong phạm vi của cuốn sách nầy, chúng ta đặt trọng tâm vào việc giải
trừ đau khổ cho bản thân VÀ giúp mình không còn gây đau khổ cho người
khác nữa. Sau khi thành công trong việc ứng phó với cái nguồn gốc thật
của phiền não thì chúng ta sẽ thấy rằng hòa bình và hạnh phúc lâu bền,
chân thật sẽ mãi ở với chúng ta vậy.
Khái Niệm Cơ Bản Tại và Hiện
Mục tiêu đầu tiên của thiền Tại và Hiện là làm cho cái trí nhiều loạn
động nầy trở nên yên tĩnh. Bình thường khi ta muốn tập trung vào một
việc gì thì cái trí ta sẽ là “người chỉ huy” hành động nầy. Thật vậy,
trí của ta thường lãnh đạo và hướng dẫn hầu hết các hoạt động và suy tư
hằng ngày. Nhiều phương pháp thiền khác dùng cái trí để dẫn dụ chính nó
vào sự Tĩnh Lặng. Cũng có những phương pháp dùng cách “thức giác” là cái
trí luôn ý thức được các giác quan, tư tưởng và các hành động như đi,
đứng, nằm, ngồi, ăn uống, suy nghĩ, v.v.
Kỹ thuật pháp thiền Tại và Hiện hơi khác với các phương cách trên. Nó
đặc biệt tránh không “vật lộn” với cái trí. Ở cấp thiền sơ khởi, cái trí
nầy sẽ nằm ở vị trí chỉ định nhưng người hành thiền vẫn không theo dõi
hay chăm chú gì đến nó cả. Cái trí và cơ thể được nghỉ ngơi thật sâu và
vì thế trải nghiệm được niềm an bình và yên hàn sâu đậm. Khi tập khá hơn,
những trạng thái nầy sẽ giải thoát cái trí ra khỏi những thói quen nói
năng miên man của nó. Ở trình độ cao hơn, chính cái “Chân Ngã” cao cả
(hay “chủ nhân ông”) sẽ chủ động mọi sinh hoạt và luôn “biết” có hoặc
nối liền với sự “Tĩnh Lặng” hiện diện bên trong. Thêm vào đó, phương
pháp nầy còn cho ta tiếp tục thực tập ngay cả trong giấc ngủ để ta có
thể vào được tiềm thức của ta.
Tại và Hiện là gì ? “Tại” là “ngay tại đây” và “Hiện” là “ngay bây giờ”.
Nó là kết quả của hai việc: giữ “Thân đâu, Ý đó” và sự vắng bặt của tư
tưởng khi trong một trạng thái thức giác cao hơn. Đó là khi cái trí đứng
yên, không tưởng nghĩ, không tìm về quá khứ và cũng không mơ đến tương
lai, hay phân tích và đi đến những kết luận sai lệch. Trí và thân ghép
liền với nhau làm Một, kết hợp cơ thể vật chất của ta làm Một với cái
Tĩnh Lặng nội tại cố hữu; một trạng thái vượt không gian và thời gian.
Nói một cách đơn giản, giữ được cái trí yên lặng khi không cần dùng nó
thì mình đã được coi như có ưu thế hơn rất nhiều rồi. Còn nếu giữ được
nó yên lặng luôn cả lúc đang dùng nó và lúc ngủ, mình đã đến được một
tâm thức cao hơn, không còn đau khổ nữa. Với phương pháp Tại và Hiện nầy,
chỉ trong vòng vài hôm là hầu hết mọi người đều cảm nhận ngay được sự
cải thiện đáng kể về mặt cảm xúc và tâm thần. Bạn không cần phải tin
tưởng trước vào phương pháp. Bạn chỉ cần thử một cách chân thật là có
thể tự xác định được kết quả thôi.
Back to Contents |
|
|
-6- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Cách Dùng Pháp Tại và Hiện
Tóm lại, sự phiền não nói chung được phát triển theo những cách như sau:
-
Từ quan niệm,
cảm xúc và ứng xử cất giữ trong ký ức.
-
Từ sự diễn giải
của cái trí qua các ghi nhận của giác quan.
-
Từ các tưởng
nghĩ về những sự việc đã xảy ra trong quá khứ hoặc có khả năng xảy
ra trong tương lai.
-
Từ các giá trị,
niềm tin và đòi hỏi được cái trí áp đặt cho mình và người khác.
Đây là những phương cách chúng ta có thể áp dụng:
Để chấm dứt sự tự động dùng kiến thức cũ của cái trí, chúng ta có thể
“hiện tại hóa” bằng pháp Tại và Hiện. Khi thấy mình bị “nhập vai” vào
một sự kiện hay một cảm xúc có mang tì vết đau buồn từ ký ức, ta cần
phải “hiện tại hoá” chúng để giải thoát thân, tâm, ý ra khỏi cảm xúc đau
khổ. Dùng Tại và Hiện để vào Tĩnh Lặng, giữ trí trống không ít nhất là
một phút. Sau đó, ở trong Tĩnh Lặng, quan sát lại sự kiện, cảm xúc ấy;
nghĩa là tách mình đứng ra ngoài sự kiện, không “nhập vai”, đồng thời
cũng không xa rời hiện tại và sự việc trải nghiệm hiện tại.
Chúng ta có thể dùng pháp Tại và Hiện để giảm thiểu sự gắn bó giữa trí
và năm giác quan. Thí dụ, mắt vừa nhìn thấy một đoá hoa hồng thì trí đã
vội vàng chạy về ký ức lấy ra hình ảnh và cảm xúc đau khổ liên hệ tới
một đoá hoa hồng của ngày xưa … Chỉ cần hít một hơi thở đầy, thở ra chậm,
vào trong Tĩnh Lặng và lắng nghe ở trạng thái nầy là sẽ giữ cái trí
“lăng xăng” yên được ngay.
Để ngăn chặn cái trí sống trong quá khứ hoặc tương lai, chúng ta cần
phải đối phó với cái lực kiểm soát của nó trong việc tưởng tượng. Cái
trí có một khả năng rất đặc biệt; nó không cần nhờ vào các giác quan mà
vẫn “thấy” được hình ảnh, “nghe” được âm thanh, thậm chí nó có thể tự
tạo cảm giác, vị giác, khứu giác và kích thích các phản ứng của tinh
thần và thể xác. Thí dụ, khi cái trí tưởng tượng một trái chanh đang
được vắt vào miệng mình là các hạch nước miếng lập tức hoạt động. Tuy
nhiên, cái khả năng rất đặc biệt nầy còn là con dao hai lưỡi, có thể
mang đến cả buồn lẫn vui. Đành rằng khả năng tưởng tượng giúp rất nhiều
cho sự sáng tạo, phát minh và nghệ thuật, nhưng nó cũng có thể phát họa
ra bao nhiêu mơ ảo của quá khứ và tương lai, mang đến nhiều đau khổ cho
chúng ta.
Khi cần thiết phải cắt đứt sự tưởng tượng vô bổ nào đó đang miên man, ta
chỉ cần thở một hơi thật sâu rồi vào trong Tĩnh Lặng của Tại và Hiện là
đương nhiên cái trí sẽ ngưng tiến trình tưởng tượng của nó ngay.
Để thay đổi các đòi hỏi và phán đoán của cái trí, chúng ta cũng cần tìm
hiểu thêm về những cái nhìn mới mẻ đối với sự việc của cuộc đời. Chương
Ba gồm một số thí dụ về những cái nhìn mới có thể giúp chúng ta tu dưỡng
thức giác và thay đổi thói quen của cái trí hay áp đặt quan niệm và đòi
hỏi của nó lên chúng ta và mọi người chung quanh.
Back to Contents |
|
|
-7- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Trải Nghiệm Tại và Hiện
Mục tiêu cuối cùng của pháp thiền nầy là bạn có khả năng luôn luôn giữ
được trạng thái Tĩnh Lặng nội tại dù bạn đang ngồi, đứng, đi , thức hay
ngủ. Tuy nhiên, lúc đầu, bạn cũng cần ngồi thiền mỗi ngày để tập đạt tới
mức độ sâu khởi điểm của Tĩnh Lặng.
Phương pháp nầy nhằm giúp chúng ta tiến qua bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1: trong lúc ngồi thiền, ta kinh nghiệm được sự
chủ động làm gián đoạn dòng tư tưởng miên man, kinh nghiệm được sự Tĩnh
Lặng, yên bình, nghỉ ngơi và sáng suốt của “trí”.
Giai đoạn 2: vào những lúc không ngồi thiền và đang sinh
hoạt bình thường, chúng ta vẫn thường xuyên kinh nghiệm được sự hiện
diện của Tĩnh Lặng một cách tự nhiên và cả do sự cố ý thiền một phút
suốt trong ngày.
Giai đoạn 3: Đến giai đoạn nầy, cái trí bây giờ đã khá
ngoan ngoãn, ít loạn động. Qua thực tập, ta đã có khả năng bình thản đối
diện với hoàn cảnh thực tại, ý thức được sự thúc giục và thói quen của
cái trí, và bước ra khỏi những rối loạn cảm xúc mà vẫ duy trì được Tĩnh
Lặng suốt.
Giai đoạn 4: Đến giai đoạn 4 nầy thì ta và cái trí có thể
hòa hợp một cách tự nhiên, không còn có sự đấu tranh, loạn động. Đây là
lúc ta sống và hoạt động hằng ngày mà luôn luôn có một sự gắn bó âm thầm,
nhẹ nhàng với sự Tĩnh Lặng bên trong. Cái trí bây giờ không còn tự động
phân tích, phán đoán, phản ứng, hay lải nhải liên tục như trước kia nữa.
Người ta tin rằng hầu hết các vị thức giác sống thường hằng trong trạng
thái Tĩnh Lặng nầy
Ghi Chú Cho Thiền Giả Của Các Pháp Môn Khác:
Thiền sinh đã có tập các pháp môn dùng hệ thống Luân Xa và các ngành
dùng năng lượng: Vì mục đích của pháp thiền Tại và Hiện là sự Tĩnh Lặng
và sự vắng bặt của “Ý” nên khi thiền sinh cần buông thả hết các bắp thịt
ở vùng trán và mắt, đặc biệt nên tránh không tập trung ở Luân Xa Sáu (mắt
thứ ba) khi thiền. Nếu bạn quen có những cảm giác của sự luân lưu năng
lượng và độ rung trong cơ thể, hoặc “nhìn” thấy được nhiều điều mới lạ
khi thiền, bạn cứ lờ đi vì tinh túy của pháp Tại và Hiện là sự Tĩnh Lặng
đằng sau tất cả những thứ đó. Bạn nên giử cái trí yên tuyệt đối, không
mong cầu gì hết, kể cả Tĩnh Lặng.
Thiền giả của các pháp thiền truyền thống: Nhiều pháp thiền khác nhấn
mạnh việc luôn luôn tỉnh thức. Pháp Tại và Hiện có nét đặc thù là nhấn
mạnh việc hoàn toàn buông thả, bất động thân-ý, kể cả không cố gắng tỉnh
thức. Trạng thái lý tưởng trong khi tập phương pháp nầy là ở giữa hai
trạng thái nửa ngủ và nửa thức (minh minh, yểu yểu).
Back to Contents |
|
|
-8- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Cấp Một: Bước Vào Tĩnh Lặng
Ghi chú: Xin lưu ý rằng lý do duy nhất khi phân ra ba cấp là để
tiện cho việc hướng dẫn và thực tập chứ không hề ngụ ý phân chia cao
thấp hay phân chia mức độ thành đạt tâm linh gì cả. Bạn hãy bắt đầu với
Cấp Một rồi sau khi thông thạo thì hẳn tập lên cấp kế tiếp. Tuy nhiên,
bạn không nên cảm thấy áp lực phải tiến lên cấp khác vì nhiều người chỉ
dùng Cấp Một hoặc Cấp Hai rất thoải mái và hữu hiệu mặc dù họ đã thành
thạo cả ba cấp. Hãy tìm cho bạn cấp nào thoải mái là được.
Bài tập Cấp 1 đã hướng dẫn bạn căn bản cách dừng “Ý”, cách vào sự Tĩnh
Lặng, mở lòng từ bi, và cách tự chữa bịnh, chống lão hóa và giảm stress.
Bài tập Cấp 2 đã hướng dẫn cách vào được trạng thái Tĩnh Lặng sâu hơn,
giữ được sự Tĩnh Lặng ngay trong các hoạt động thường nhật và cách hóa
giải cảm xúc. (Xem cuốn Thiền Tại và Hiện)
Bài tập Cấp 3 gồm một số cách tu tập, phát triển tâm linh bằng pháp
thiền Tại và Hiện. (Xem cuốn Thiền Tại và Hiện lớn.)
Thiền Ngồi
Mặc dù ta gọi là “thiền ngồi”, hãy nhớ rằng pháp thiền nầy được dùng ở
bất cứ lúc nào, nơi nào, và bất cứ tư thế nào, càng thoải mái và thư
giãn càng tốt.
Bước một: Hít 1 hơi (bằng mũi) thật sâu, chậm; khi thở ra (bằng miệng),
ta cảm tưởng như có một làn sóng chảy dài từ đầu xuống chân giúp toàn bộ
thân thể thư giãn, buông thõng hết các bắp thịt trong người. Mắt mở lờ
mờ hay nhắm nhưng đừng chăm chú vào điểm nào cả.
Bước hai: Thầm nhủ với “Ý” là “Thân ở đây nầy”, “biết” rằng cái “Ý” của
ta đã đến tại vị trí quả tim. Thư giãn và buông thả trí, không nghĩ điều
gì, mắt không tập trung. Đặc biệt, thả hết các bắp thịt chung quanh mắt,
trán cho dù nhắm hay mở mắt. Thỉnh thoảng mơ hồ biết rằng “Ý” vẫn ở chỗ
tim.
Khi thấy “Ý” bỏ đi lang thang hay suy nghĩ thì nhẹ nhàng nhắc lại “Thân
ở đây nầy”, đưa nó trở về an định ở vị trí cũ, rồi lại tiếp tục buông
thả hết toàn thân - trí ngay.
Để yên như vậy trong trạng thái không suy nghĩ, không tập trung ít nhất
là một phút, lâu nhất là 30 phút. (Mới tập thiền thì không nên thiền lâu
hơn 30 phút. Sau chừng khoảng một tháng thì bạn có thể thiền lâu hơn nếu
thấy thoải mái.)
Bước ba: Để xả thiền ngồi, từ từ hít một hơi thở sâu. Thở ra chậm, mở
mắt và nhìn rõ lại bình thường, vươn vai nếu cần.
Nếu muốn chiêm nghiệm vấn đề gì hay phát triển trí tuệ thì sau khi
mắt nhìn rõ lại, giữ nguyên trạng thái Tĩnh Lặng đang có nhưng trí thì
đã tỉnh thức hoàn toàn. Ta âm thầm quan sát và chiêm nghiệm các tư tưởng
xuất hiện mà không phân tích hay suy luận gì cả. Thời gian bao lâu cũng
được.
Thông thường, nếu chọn sự phát triển trí tuệ làm trọng tâm thiền thì nên
có sự hướng dẫn trực tiếp của một bậc thầy đã thành đạt tâm linh về mặt
trí tuệ. Nếu không, dễ bị lầm lẫn cái trí phàm là “Chân trí tuệ” rồi vô
tình bị cái trí phàm đó gạt, ta sẽ lạc luôn trong đó.
Back to Contents |
|
|
-9- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Thiền Ngủ
Với phương cách trên, trước tiên chúng ta vượt thoát đau khổ khi vào
được Tĩnh Lặng lúc thiền ngồi. Kế tiếp, chúng ta mang sự Tĩnh Lặng nầy
vào các sinh hoạt hằng ngày. Còn thiền ngủ, chúng ta có ý xử lý một phần
khác của cái trí: tiềm thức của chúng ta. Để không còn đau khổ, ngay cả
trong giấc mơ, ta hướng dẫn cả tiềm thức lẫn cái trí tư duy vào ẩn trú
trong cõi Tĩnh Lặng suốt giấc ngủ. Như thế, chúng ta sẽ thức giấc mỗi
ngày trong tươi mát và an bình với chính bản thân và thế giới của mình
vì phương cách nầy giúp ngăn chặn cái trí tiếp tục những thói quen cũ
trong đêm.
Phương thức thiền như sau: khi nào bạn cảm thấy thật buồn ngủ và sắp sửa
rơi vào giấc ngủ, bảo thầm với cái trí tư duy và tiềm thức của mình:
“Hãy ẩn trú vào cõi Tĩnh Lặng suốt thời gian ngủ nầy.” Xong bạn buông
hết mọi tư tưởng và các cơ bắp và chìm vào một giấc ngủ bình yên.
Dấu Hiệu Tĩnh Lặng Khi Thiền
Người hành thiền trong sự Tĩnh Lặng sâu thường có những dấu hiệu sau đây:
Cơ thể không lắc lư, nghiêng ngả, tay chân im lìm, đầu không gục gật, di
động. Mặt người nầy trông có vẻ yên lành, cơ bắp không căng cứng. Hơi
thở trở thành cực nhẹ. Khi ở trong Tĩnh Lặng, dù ngồi thiền lâu, tay
chân và lưng cũng không đau nhức. Thêm và đấy, nhận thức về thời gian và
không gian có thể hơi bị lệch. Thí dụ, có thể họ ước định thời gian ngồi
thiền của mình không chính xác, hay họ hơi bị sai lệch về không gian
chung quanh khi mở mắt ngay sau lúc thiền. Một điểm đặc trưng của Tĩnh
Lặng nữa là thân thể cảm thấy tươi tỉnh và tinh thần an bình sau khi
thiền.
Nếu muốn, bạn có thể dùng Pháp thiền Tại và Hiện thường xuyên trong ngày.
Để hiệu quả hơn, đề nghị mỗi ngày thiền ngồi ít nhất một lần từ 10 đến
30 phút và ba lần ngắn 1 phút trong sinh hoạt thường nhật. Nếu cái trí
bạn thuộc loại hiếu động, thường chạy xuôi ngược khắp không gian và thời
gian, đề nghị thiền thường xuyên và lâu hơn. Rồi khi bạn sắp rơi vào
giấc ngủ, dù ngủ trưa, tối, hay đêm thức giấc rồi ngủ lại, hãy áp dụng
thiền ngủ của Tại và Hiện.
Nên nhớ rằng mục tiêu chính của chúng ta là sống trong hiện tại, luôn
thức giác về các tiến trình của cái trí mình, luôn chủ động được tư
tưởng, cảm xúc, hành động, các thực trạng và duy trì được Tĩnh Lặng và
an nhiên trong mọi thăng trầm của cuộc đời. Vì thế, sau khi bạn đã tập
được Tĩnh Lặng, cố gắng âm thầm duy trì một liên hệ thường xuyên với sự
Tĩnh Lặng nầy suốt trong ngày. Một lần nữa, xin nhắc là thiền ngắn hạn
và thường xuyên suốt trong ngày sẽ có lợi ích không ngờ được.
Tự Chữa Bịnh, Chống Lão Hóa & Giảm Stress
Tự Chữa Bịnh: Vài phút sau khi thiền bình thường, bảo cái
trí nghỉ ngơi ở chổ nào đang có bịnh trên cơ thể rồi buông thõng hết tư
tưởng, vào Tĩnh Lặng từ 1 đến 30 phút. (Nếu bịnh có tính cách toàn thân
như hệ thống máu, thần kinh v.v., thì đặt trí ở trên đỉnh đầu.)
Chống Lão Hóa và Giảm Stress:
• Ngồi thiền Tại và Hiện ít nhất 15 phút.
• Thực hành 1 phút Tĩnh Lặng thường xuyên trong ngày để phòng ngừa việc
tăng trưởng của stress.
• Mỗi lần sắp rơi vào giấc ngủ, thở một hơi sâu, chậm, buông thõng và
bảo thầm với trí và tiềm thức vào an trú trong cõi Tĩnh Lặng suốt giấc
ngủ.
Nhớ chụp vài tấm hình chân dung để dành xem cho biết hiệu quả trước và
sau khi học thiền nầy.
Back to Contents |
|
|
-10- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Hóa Giải Duyên Nghiệp Tiền Kiếp
Nhiều người cho rằng nguồn thông tin đau khổ, bịnh hoạn nầy chẳng phải
chỉ đơn thuần là của cuộc đời hiện nay, mà có thể là do mang từ những
quá khứ xa hơn gọi là “tiền kiếp”. Bạn nào cũng tin như vậy thì có lẽ
phương pháp tiếp theo sẽ thích đáng với mục tiêu của bạn. Còn nếu bạn
không tin có tiền kiếp thì bỏ qua phần nầy vậy.
Muốn hóa giải “quá khứ” của tiền kiếp, cần phải nghĩ rằng những đau khổ
và phiền não như bịnh hoạn, các khắc khoải trong mối tương quan, liên hệ
giữa con người với nhau v.v… là kết quả của những gì mình đã làm lỗi từ
nhiều đời kiếp trước đây. Ta cần thầm xin lỗi những ai đã chịu đau khổ
vì những việc mình đã vô tình hoặc cố ý gây ra.
Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta gặp những người làm khổ mình,
khó dễ mình một cách vô lý, (thí dụ như cứ kiếm cớ chửi mắng, gây gổ,
làm tổn hao tiền tài, của cải của mình, v.v.). Mình nên cho rằng ở một
quá khứ nào đó, chính mình đã làm tất cả những điều ấy đối với người đó.
Đồng thời, ta hãy đặt mình vào vị trí của người đó để mở lòng mình ra và
cảm thông được sự đau khổ khi xưa họ đã chịu, rồi trong “Tĩnh Lặng”, ta
thật tâm sám hối và xin lỗi. Ngay sau đó, vào Tĩnh Lặng ít nhất 30 phút.
Sự Tĩnh Lặng càng sâu và “Ý” càng vắng bặt thì hiệu quả càng cao.
Tính Chất Tại Và Hiện Mới Lạ
Pháp Tại và Hiện có một vài tính chất quan trọng so với các pháp thiền
khác.
Không Đấu Tranh
Phương pháp nầy bắt đầu ờ chổ không đấu tranh với cái trí và kết thúc cự
hoàn toàn không đấu tranh bên trong lẫn bên ngoài con người ta.
Tĩnh Lặng và Thức Giác
Theo phương pháp nầy, thức giác của ta được duy trì bằng Tĩnh Lặng và
quán sát một cách an bình chứ không qua sự cảnh giác cao độ như những
pháp khác. Tuy vậy, pháp Tại và Hiện vẫn hoàn toàn thích hợp với các
pháp môn khác và với cả đời sống thế tục.
Thời Gian và Hiệu Quả
Nếu tập đúng theo cách hướng dẫn, chỉ cần vài ngày, có người chỉ cần vài
phút, là đã có thể đạt được sự Tĩnh Lặng có tính chất đổi đời nầy. Chỉ
cần vài tuần là thiền sinh có thể mang theo sự Tĩnh Lặng nầy vào đời
sống xã-hội thường nhật. Đây là lượng thời gian rất ngắn so với những
tháng hoặc năm mà những phương pháp khác đòi hỏi.
Đơn Giản
Pháp thiền Tại và Hiện đơn giản và dễ thực hành, không tốn nhiều thì giờ,
không cần có học thức cao, không cần có điều kiện kinh tế, không cần
phải có người hướng dẫn. Hướng dẫn cho người khác cũng rất dễ dàng.
Người nào thực tập được rồi đều có thể hướng dẫn cho người khác trong
chốc lát.
Hài Hòa
Phương pháp Tại và Hiện nầy còn có tính cách trung dung và bổ sung nên
nó hài hòa với mọi đường lối tu học hoặc tôn giáo. Nó hài hòa cả với
cuộc sống thế tục, không đạo giáo. Pháp thiền giúp cho ta sự sáng suốt ở
cả trí não lẫn tâm linh, khiến chúng ta được tự do theo đuổi và nhiều
khi còn giúp chúng ta thăng tiến trên con đường mà chúng ta đã chọn. Đạt
được hạnh phúc lâu bền là một mục tiêu chung của con người. Nó không
thuộc của riêng một hệ phái nào mà là thuộc về tất cả mọi người ở khắp
mọi nơi.
Từ Bi và Hòa Bình Thế Giới
Chìa khóa Tại và Hiện không những mang đến sự an lạc nội tại mà còn giúp
ta thăng hoa lòng từ bi và tình thương yêu. Ta không thể thực thi hòa
bình thế giới trong khi chính bản thân ta không thể phát triển được lòng
từ bi và sự an bình trong nội tâm ta.
Back to Contents |
|
|
-11- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
CHƯƠNG
BA
Thay Đổi Cách Nhìn
Trong
Chương nầy, chúng tôi trình bày những cách nhìn mà chúng tôi cảm thấy có
lợi ích cho việc làm vơi bớt đau khổ. Những mẩu chuyện nầy không có ngụ
ý là những quy luật hay hướng dẫn gì cả. Mục tiêu chính của cuốn sách là
giúp bạn tìm được những con đường dẫn đến hạnh phúc lâu bền. Bạn không
nhất thiết cần phải thay đổi cách nhìn đời của bạn, trừ khi bạn cảm thấy
sự thay đổi đó có ích cho bản thân mình. Chỉ vì chúng tôi và nhiều hành
giả thấy những câu chuyện và ý kiến nầy hữu dụng cho mình nên muốn chia
sẻ để bạn chọn ra những cái nào thấy hợp với bạn.
Hầu hết những ý
kiến dưới đây là để ứng phó với cái trí, với các quan niệm và sự cả
quyết áp đặt cách nhìn của nó lên người khác. Phương diện nầy của cái
trí là phần trói buộc nhất gây nên bao nhiêu đau khổ qua hình thái tức
giận, đau đớn, bực dọc, nổi nóng, tự cho là đúng đắn, v.v… Trong lúc
trưởng thành, cái trí của chúng ta thu thập các quan niệm, cái nhìn và
tín điều từ cha mẹ và mọi người lớn chung quanh ta. Những cái nhìn nầy
bản chất không có hại: nhiều cái tốt đẹp, dạy ta đức độ, nhân ái, rộng
rãi. Điều đã biến những quan điểm nầy thành có hại cho bản thân ta và
người khác là cái trí cả quyết mọi người phải tin như nó tin và phải
hành xử đàng hoàng như nó nghĩ.
Khi chúng ta ứng xử
với con người, sự vật và tình huống, chúng ta hay gặp phải những điều
trái ý, phật lòng. Trí chúng ta cảm thấy khó chịu vì ông kia phải đàng
hoàng, bà nọ nên làm bà mẹ tốt hơn, con gái tôi phải lễ phép, con trai
tôi đúng ra phải gọi điện thoại cho tôi… Khi va chạm với người khác và
với sự việc, trí của ta lập tức phân tích và phán đoán, dùng toàn những
quan niệm đã cất giấu cũ kỹ, có khi còn đòi hỏi người khác và tình huống
chung quanh phải điều chỉnh sao cho vừa ý mình. Đúng ra ông ấy không
được trễ, phải đúng giờ. Đúng ra hôm nay trời không có mưa. Giờ nầy đúng
ra không bị kẹt xe như thế nầy. Những tư tưởng nầy chạy liên tục trong
trí, bỏ lại đằng sau nó là những đau khổ triền miên.
Vì thế, bước đầu
tiên của chúng ta là chấm dứt trong trí mình việc đòi hỏi người khác
phải tuân thủ theo những quan điểm của cái trí mình, nhất là những điều
mà ta và số đông mọi người cho rằng tốt và đúng. Trí của chúng ta cần
phải hiểu rằng nếu mình có quyền có quan niệm thì người khác cũng có
quyền có riêng quan niệm của họ, miễn sao không di hại đến cộng đồng và
xã hội. Thay vì áp đặt quan niệm của mình lên người khác và lên tình
huống cuộc đời, chúng ta chỉ nên áp dụng những quan niệm nầy cho duy
nhất bản thân chúng ta mà thôi. Đây là bước khởi điểm cần thiết trong
việc xây dựng hạnh phúc cho mình.
Bước thứ hai là lựa
ra trong khối quan niệm (mà hiện giờ là chỉ để áp dụng cho chính bản
thân ta thôi) xem cái nào còn trói buộc mặc dù mình đã không còn áp dụng
lên người khác nữa nhưng vẫn còn trói buộc chính mình. Tìm ra những quan
điểm có khả năng mang đến phiền não cho mình rồi quyết định thay đổi nó.
Một khi mình đã nhận dạng ra chúng, mình có thể tập thay đổi nó bằng
phương pháp Tại và Hiện (xin xem đoạn chữ nghiêng dưới đây).
Những cái nhìn được
chọn trong phần nầy sẽ giúp bạn nhận ra những quan điểm bên trong bạn mà
bạn muốn thay đổi. Một lần nữa, xin nhấn mạnh rằng những mẩu chuyện nầy
chỉ được chọn lựa trên một lợi ích: đó là cái khả năng giải phóng chúng
ta ra khỏi đau khổ. Vì vậy, chúng ta sẽ không bàn luận đến những cái
nhìn nào còn trói buộc hay giới hạn chính chúng ta, kể cả những hệ thống
giá trị thuần túy đã hình thành từ rất lâu đời. Chúng tôi cũng không
khẳng định điều gì đúng hay sai, tốt hay xấu. Chúng tôi chỉ đưa ra những
gì mà chúng tôi cảm thấy lợi lạc mà thôi.
Nếu muốn thay đổi cái nhìn đang có hoặc thu nhận cái nhìn mới, thực hành
cách thiền Tại và Hiện sau đây: thầm lặp lại một lần ý nghĩa chính của
cái nhìn mà mình muốn, rồi sau đó không nghĩ đến nữa và nhập thiền Tại
và Hiện ngay, càng sâu, càng Tĩnh Lặng thì hiệu quả càng cao.
Back to Contents |
|
|
-12- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Lải Nhải Trong Đầu
“Ngày nọ, mẹ tôi mắng tôi rất oan ức, tôi đau đớn và
khóc. Sau đó, mỗi lần tôi kể lại cho người khác nghe, tôi cảm thấy đau
đớn rồi khóc lần nữa. Thậm chí, khi không có ai bên cạnh để kể, tôi đã
nhớ và “sống” lại cảnh tượng, lời nói, cảm xúc lúc mẹ tôi mắng, rồi tôi
đau đớn và khóc như sự việc vừa mới xảy ra. Sau hai tuần, tôi đã đau khổ
và khóc lóc tổng cộng được mười tám lần! Nếu tư tưởng trên theo tôi đến
hết cuộc đời còn lại thì không biết sẽ còn bao nhiêu lần đau đớn và khóc
lóc nữa. Trên thực tế thì trong quá khứ, mẹ tôi mắng tôi chỉ một lần mà
thôi.”
*****
Lúc vợ chồng còn trẻ, chồng bà ấy có lăng nhăng tình
cảm với một cô bạn, sau lỗi lầm đó thì ông ấy đã sửa đổi và trở thành
một người chồng tốt, trung thành và thương yêu vợ hết mực. Tuy nhiên, bà
cứ nhớ và nhắc lại chuyện cũ, rồi đau lòng, khóc lóc như vậy suốt… bốn
mươi năm chung sống. Trí của bà không thể buông nổi những ký ức đau buồn
kia, ngay cả sau khi ông mất đi, mỗi lần bà ra thăm mộ, trí nhớ tiếp tục
nhắc lại chuyện cũ… Đến bây giờ, ký ức về chuyện ấy vẫn còn xuất hiện
mỗi khi bà đến viếng mộ ông.
“Phải” Và “Nên”
Tuy rằng hai chữ “PHẢI” và “NÊN” nhiều lúc cần thiết để duy trì một tôn
ti, trật tự hợp lý nào đó cho xã hội và cộng đồng, nhưng nếu trong trí
ta bận rộn suốt ngày đêm với hai chữ nầy thì sao? Thí dụ: “Làm chồng
PHẢI như thế nầy, làm con PHẢI… , đúng ra tôi PHẢI…, anh PHẢI …, họ PHẢI
…, mình PHẢI …, Trời Đất PHẢI … như thế nọ…” “Đúng ra, anh NÊN…, tôi NÊN…,
chị NÊN làm như vậy…”
******
“Trong một ngày, tôi cố ý đếm thử xem cái trí của tôi dùng chữ PHẢI và
chữ NÊN nầy cho bản thân và cho người khác bao nhiêu lần. Tôi bỗng khám
phá ra chính xác mức độ bản thân tôi còn trói buộc người khác cỡ nào.
Tôi tự hỏi xem các quan niệm, nhân sinh quan dẫn tới hai chữ PHẢI và NÊN
nầy có đúng là của mình không, hay là do người khác đã nhét vào đầu mình,
rồi mình lại đem chúng áp đặt lên thế hệ hậu sinh? Việc nầy vô tình tạo
những mắc xích tiếp tục trói buộc từ đời nầy sang đời khác. Mục tiêu
chính là giải phóng khỏi sự đau khổ nên bất kỳ quan niệm nào còn trói
buộc người khác và gây nên đau khổ thì tôi sẽ xét lại xem có nên tiếp
tục dùng nó nữa hay không.”
*****
Một thiền sinh than phiền với thầy mình về một đồng môn: “Thưa sư phụ,
sư huynh con cứ suốt ngày bảo con phải thế nầy, nên thế nọ. Con cảm thấy
khó chịu và bực bội lắm. Con phải giải quyết như thế nào đây?”
Sư phụ
nhẹ nhàng: “Con có để ý thấy trong lòng con cứ muốn cãi lại hoặc biện
minh đối với sư huynh của con không? Phải biết rằng việc sư huynh con
dùng chữ “PHẢI” và “NÊN” là một hình thức bạo động, nhất là khi có ngầm
ý rằng con có điều gì đó sai quấy rồi,. Sư huynh con đang tấn công con,
dù là trong vô thức. Việc đầu óc con có nhu cầu biện minh, chống đỡ thì
cũng là một hình thức bạo động trong lòng. Cái trí của con đang tấn công
và oán hận sư huynh con. Vì thế, trong lòng con chỉ có thể tìm được bình
an khi con không còn cảm thấy cần phải biện minh, giải thích, cãi cọ
hoặc thắc mắc nữa thôi.”
Back to Contents |
|
|
-13- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Muốn Hay Cần?
“Khi tôi muốn một điều gì đó mà không được, hay tôi đòi hỏi nơi người
khác phải làm hoặc không làm một điều gì đó mà không được thì lòng tôi
bực bội, nổi cáu, thất vọng. Trí tôi than phiền liên miên những điều
“bất toại ý” đó. Nếu bạn bị cùng trường hợp nầy, hãy tự hỏi như sau:
“Tôi muốn hay tôi cần đây?” Nếu câu trả lời là cần, mình hỏi thêm: “Nếu
không có thì liệu có chết không?” Nếu “chết” thì là cần, còn không chết
thì là muốn. Có lẽ mình sẽ thoát ra khỏi đau khổ nếu ta chọn không thèm
muốn chúng nữa.
Trói Buộc Của Dư Luận
“Thưa thầy, khi người khác nghĩ sai hoặc nghĩ không
tốt về con, con rất đau khổ. Con phải làm sao?”
Sư phụ trả lời: “Trước hết, con phải hiểu ba việc:
1. Thứ nhất, tôn trọng quyền tự do phê bình của người
khác và của bản thân mình, nhớ rằng hai cái tự do đó không hề liên quan
với nhau.
2. Thứ hai, phải biết rằng khi phê bình, ai cũng phải
dựa trên những hiểu biết, tiêu chuẩn, và nhân sinh quan sẵn có của riêng
họ. Vì vậy, họ không có khả năng nghĩ khác hơn đâu.
3. Thứ ba, không cần thiết phải thay đổi ý của họ. Vì
vậy, con không cần phải biện minh.”
Dừng một chốc, sư phụ cười nhẹ: “Khi nào con hiểu ba
việc trên xong, rồi con phải tìm vào Tĩnh Lặng mới hóa giải được cảm xúc
đau lòng kia. Biết tại sao không? Tại vì cái hiểu ban đầu là con hiểu
bằng trí thôi, khi nào con hiểu được bằng tâm thì mới là thật sự hiểu.
Tuy nhiên, lời phê bình bên ngoài không trói buộc và
làm khổ mình nhiều bằng sự tự kết tội khắc khe bên trong cái trí mình.
Nó có thể đem những yếu kém hay sai quấy trong quá khư của mình ra để
dằn vặt mình cả đời. Lấy đức từ bi mà nhìn, con sẽ thấy rằng trong môi
trường và hoàn cảnh lúc đó, con không thể làm gì khác hơn được. Có từ bi
với bản thân rồi, con mới có thể từ bi với người khác.”
Một vị sư phụ khác bàn thêm: “Tốt lắm! Nhưng hình như
vẫn né tránh vấn đề chính: Chúng ta ĐAU ĐỚN vì chúng ta “muốn” người nào
đó nghĩ khác về mình. Chính cái MUỐN nầy làm ta đau khổ, chứ không nhất
thiết là bản thân của lời phê bình làm ta đau khổ. Và rồi con hãy tự hỏi
- tại sao mình “muốn” điều đó? Tại sao mình phải “cần” cái ý tưởng nào
đó của người kia? Và cái dính mắc của “muốn - cần” nầy có giúp cho con
hiểu thêm điều gì về bản thân của con không?
Quá Khứ Và Tương Lai
“Ngày xưa, tôi sống trong tình cảnh rất nghèo đói. Chúng tôi thường
xuyên không có thức ăn. Giờ thì cuộc sống khá dễ chịu và luôn có dư thực
phẩm nhưng tôi vẫn luôn nhớ lại cái cảm giác và kinh sợ nó. Cho đến nay,
khi ngồi trước một bữa ăn thịnh soạn bày ra trước mặt, tôi chợt nhớ lại
lúc thiếu thức ăn rồi lo sợ rằng trong tương lai biết đâu có ngày bất
ngờ sẽ bị đói trở lại … Những ý tưởng “biết đâu” cứ mãi miên man, cuối
cùng bữa ăn nguội lạnh và tôi không còn nuốt vô nữa.”
*****
Tôi là một người bằng lòng hy sinh và bỏ quên tất ham muốn riêng để lo
lắng, gầy dựng tương lai cho bản thân và gia đình. Tôi làm việc tận sức
cho mục tiêu của mình. Giờ đã đạt đến cái “tương lai” đó, tôi nhìn lại
và nuối tiếc khi thấy tuổi thơ của con cái đã qua rồi, tuổi thanh xuân
của người bạn đời cũng đã mất, sức khoẻ của tôi không còn đủ để vui
hưởng cuộc sống gia đình ấm cúng, nồng nhiệt… Những “hiện tại” mà tôi đã
bỏ quên giờ đã trở thành quá khứ…”
******
Bà ấy lúc nào cũng đau buồn chuyện gì đó đã xảy ra hay không xảy ra
trong quá khứ. Còn ông ấy thì không ngừng lo rầu những chuyện chưa xảy
ra hoặc có khả năng xảy ra trong tương lai. Họ hình như bỏ quên việc
sống cho hiện tại. Có lẽ bà ấy sẽ hết đau khổ nếu bà nhận thức ra rằng
cho dù cái trí có muốn đến đâu đi nữa, bà cũng không thể trở về quá khứ
để thay đổi được một điều gì cả. Còn ông ấy thì có lẽ cũng sẽ bớt phiền
não nếu ông hiểu rằng đối với những gì có thể xảy ra hay không xảy ra
trong tương lai, ông có lo âu hay không cũng chẳng hề ảnh hưởng hay thay
đổi được gì. Lo rầu chỉ có hại cho chính bản thân người đang lo mà thôi.”
Back to Contents |
|
|
-14- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Phán Xét Về Tốt Xấu, Thiện Ác
Có lẽ những nhận thức về tốt xấu cũng đều có lý do
riêng của chúng - những lý do mà cái trí của ta không hiểu và không thể
hiểu đầy đủ nổi. Biết được sự giới hạn của cái trí như thế, có lẽ chúng
ta nên ngập ngừng khi sắp cho phép cái trí của mình phán xét một cách
nhanh chóng, dễ dàng và thường xuyên.
*****
Phán xét là một thói quen của cái trí năng động hay
áp đặt quan niệm, giá trị và tín điều lên bản thân và người khác. Mặc dù
luân thường đạo lý quan trọng trong việc giữ trật tự xã hội, nhiều phán
xét có khả năng là một hình thức bạo lực đang tấn công kẻ bị phán xét.
Kẻ nầy cũng có khi là chính bản thân ta. Hễ còn khả năng phán xét người
khác thì vẫn còn khả năng phán xét bản thân. Cả hai khả năng nầy đều là
những hình thức trói buộc dẫn đến phiền não. Cái trí thật không hề phán
xét – nó chỉ quan sát trong thinh lặng và bình an.
*****
Tôi thử sống một ngày không cho phép trí mình phán
xét hay kết tội ai hết thì mới khám phá ra rằng cái trí tôi phán đoán và
kết tội suốt ngày…”
Hạnh Phúc Và Đau Khổ
Một đệ tử hỏi sư phụ: “Tại sao mọi người trong đời tôi cứ gây đau khổ
cho tôi, sao không ai mang đến cho tôi hạnh phúc cả?”
Vị sư phụ trả lời:
“Không ai có khả năng gây đau khổ hay mang hạnh phúc cho mình cả. Chỉ có
mình mới có khả năng đó cho chính bản thân mình mà thôi. Điều quan trọng
không phải là những gì xảy đến với mình mà là mình phản ứng như thế nào
đối với những điều xảy ra. Vậy thử quan sát lại cái trí của mình và xem
nó phản ứng ra sao.”
Thay Đổi Người Khác
Một bà đến gặp bác sĩ tâm lý, muốn nhờ chỉ cách để thay đổi tính tình
của người chồng.
Vị bác sĩ buồn bã trả lời: “Tiếc thật, tôi không có khả
năng nầy. Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng lập gia đình xong, chúng
ta sẽ từ từ thay đổi người bạn đời của mình. Hình như tôi chưa hề gặp
người nào thật sự có khả năng thay đổi một người khác. Ở đây tôi chỉ có
thể hướng dẫn người ta tự thay đổi bản thân họ để tìm được hạnh phúc nội
tại mà thôi.”
Thay Đổi Vị Trí
“Hôm qua xem TV tôi thấy một người tử tù đang chờ chết. Nghe nói người
nầy đã phạm những tội rất ghê rợn. Khi nhìn sâu vào đôi mắt tê dại và
thẫn thờ của ông ấy, tôi không khỏi thầm hỏi: nếu bây giờ tôi là ông ấy
thì tôi cảm thấy ra sao?”
Tha Thứ
Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, vợ con
ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để hết oán
hờn và thù ghét đây?”
Vị sư phụ đáp: “Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ
hết cho họ.”
Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: “Con đã học được tha thứ
cho họ sư phụ ạ. Cảm ơn sư phụ.”
Sư phụ đáp: “Chưa xong, con về tịnh tâm,
mở hết lòng ra thương yêu họ.”
Một tuần sau, người đệ tử trở lại, thành công một lần nữa. Nhưng sư phụ
lại cho một hướng dẫn mới: “Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu
không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm
linh như vậy.”
Người đệ tử trở lại, lần nầy tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở. Anh
tuyên bố: “Con đã học được và ghi ơn hết mọi người đã cho con cơ hội học
được sự tha thứ!”
Sư phụ đáp: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã
đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không
tha thứ.”
Thương Hại, Tội Nghiệp Mình
Trong tất cả mọi tư tưởng có khả năng gây cảm xúc đau lòng thì tư tưởng
tự thương hại mình, tự tội nghiệp mình là có thể gây đau khổ mạnh nhất.
Những loại tư tưởng sau đây, chính đáng hay không chính đáng, đều làm
cho ta cảm thấy sống lại trong sự đau đớn: “Tôi thật là vô phước. Sao
người đó có thể nói những lời tàn nhẫn như thế với tôi. Tại sao người
kia không yêu thương tôi? Trời đất sao quá bất công với tôi! Mọi việc
trong đời tôi đều sai lệch hết …”
Back to Contents |
|
|
-15- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Tử Biệt, Sinh Ly
Người đến là do duyên mà đến, người đi là do hết duyên mà đi. Một trong
những trải nghiệm đau đớn nhất là khi người thương của mình bỏ đi ra
khỏi cuộc đời mình. Một điều đau nữa là người ta không đáp lại tình cảm
của mình. Nhưng chúng ta phải nhận biết rằng sự hiện hữu của tình thương
không tùy thuộc việc đối tượng có mặt bên cạnh ta hay không hoặc tình
cảm người ấy đối với ta thế nào, mà cũng chẳng tùy thuộc vào thời gian
hay không gian. Mình không hề yêu thương một người chỉ vì lý do họ ở gần
bên cạnh hay vì họ thương mình. Vậy thì sự vắng mặt hay thiếu đáp ứng
tình thương nơi họ sao có thể ngăn chặn ta yêu thương và kinh qua niềm
hỷ lạc của nó? Niềm hỷ lạc của yêu thương trong ta không hề dính dấp gì
đến niềm đau của chia ly. Chúng ta cảm giác cái đau chia ly là vì ta ngộ
nhận giữa nhu cầu (cần) và tình yêu – ta không đau khổ vì yêu; ta đau
khổ vì ta cần. Cái trí của ta tăng cường những nhu cầu và đòi hỏi nầy
thay vì cho phép chúng ta được kinh nghiệm niềm hỷ lạc của yêu thương.
*****
Sợi dây liên hệ giữa con người thật ra không hề có sự chấm dứt. Nó chỉ
thay đổi ở hình thức mà thôi. Sự liên hệ không xem như đã hết khi một
người rời khỏi cuộc đời mình. Nó chỉ đổi từ “vợ chồng” ra thành “không
vợ chồng”, hay “bạn thân” ra thành “không thân”. Con người vĩnh viễn có
liên hệ với mọi người chung quanh. Chúng ta không “mất” ai cả - họ luôn
hiện hữu. Điều mà làm ta đau khổ là cái trí đòi hỏi có một mối liên hệ
nhất định nào đó. Nó áp dụng cả cho tử biệt – chúng ta muốn người đó
“còn sống”, một trạng thể và một mối liên hệ nhất định nào đó với chúng
ta. Thật ra, ta vẫn nằm trong mối liên hệ với người quá cố, nếu không
qua tâm linh thì cũng qua những kỷ niệm và sự liên hệ với người ấy trong
ký ức ta.
Thước Đo Thành Công
Chúng ta định nghĩa thế nào là thành công và thất bại? Khi ta làm việc
miệt mài và đạt được giàu sang, gia đạo đề huề, độc lập, công danh sự
nghiệp, chúng ta tự nhủ: “Tôi thành công - tôi là Thành Công.” Rồi khi
ta mất hết những thứ nầy, ta nghĩ: “Tôi đã thất bại - tôi là Thất Bại.”
Nhưng những món ta dùng làm thước đo thành công rất phù du, những thứ
đến và đi trong một đời người. Vậy tại sao mình lại lấy cái “phù du” làm
thước đo, làm cái tiêu chuẩn đo lường giá trị của mình, đo sự thành công
hay thất bại, đo phước hay họa của đời người, rồi vật vã đau khổ vì cái
thước đo ấy?”
Tôn Giáo Gốc
Hỏi: “Tôi sinh ra và được nuôi lớn theo một tôn giáo nọ.
Lớn lên, tôi cảm thấy có nhu cầu phát triển tâm linh và tìm kiếm xa hơn
cái mà tôi nghĩ là giới hạn của đạo ấy. Gia đình tôi rất chống đối việc
nầy. Cuối cùng tôi phải dọn ra riêng để giảm bớt áp lực cho mọi người.
Tuy thân tôi đã vượt qua sự trói buộc kia nhưng tâm hồn tôi vẫn khắc
khoải. Làm sao đây?”
Trả lời: Đôi khi, chúng ta không thể làm gì để thay đổi
những gì người khác tin. Tuy nhiên, ta có thể thay đổi cảm xúc và cảm
nghĩ của chính ta. Ta dùng pháp Tại và Hiện để làm dịu đi những cảm xúc
xung đột dằng co giữa lòng trung với gia đình và con đường tâm linh mới
của mình. Hơn nữa, biết đâu việc bạn sinh ra và lớn lên trong một tôn
giáo, một giáo phái chẳng phải là việc ngẫu nhiên hay vô ích đâu. Và rất
có thể việc bạn đã được nuôi lớn trong một giáo lý nào đó cũng như việc
bây giờ bạn chọn con đường khác hơn đều có lý do riêng của nó.
Của Tôi Hay Hơn Của Anh
Một số hành giả đang tranh cãi về chánh đạo và ngoại đạo của một số pháp
thiền và những tín điều tâm linh, tôn giáo của họ. Ai cũng nhất quyết
pháp của họ và tín giáo của họ là nhất và từ chối không chịu chấp nhận
của người khác.
Sau cùng, có một người đứng lên hỏi: “Các bạn đạo, xin
hỏi cái gì trên đời nầy không phải là tâm linh? Cái gì trên đời nầy
không phải là một phần của một cái gì lớn hơn? Vũ Trụ hình thành trước
cái mà chúng ta gọi là tôn giáo rất lâu. Vạn sự, kể cả tâm linh, đều
hình thành vào đích điểm không gian và thời gian cần thíết cả. Chẳng có
cái nào “thật” hơn cái nào – nếu có khác chăng thì là ở chỗ nó “thật”
vào đúng lúc, đúng nơi và riêng cho một số người nào đó. Chắc là chúng
ta sẽ không cãi cọ nếu chúng ta có thể nhìn xuyên sự kiện lịch sử về đạo
giáo và thấy được chúng cũng chỉ là những hiển thị của các phương tiện
khác nhau cho cùng một mục tiêu mà thôi.”
Back to Contents |
|
|
-16- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Thế à!
TSau đây là một bài dịch tóm tắt câu chuyện về một vị thiền sư Nhật:
Ngày nọ, một phụ nữ mang thai đi cùng gia đình cô đến ngôi chùa của một
vị sư trang nghiêm. Người phụ nữ chỉ ông và đề quyết dối rằng ông ta
chính là cha của bào thai trong bụng cô. Gia đình cô la mắng ông về
những “tội lỗi” của ông. Vị thiền sư lắng nghe một cách nhẫn nại và trả
lời: “Thế à!” Họ ra về để rồi trở lại mấy tháng sau với một hài nhi và
bỏ nó lại cho ông nuôi. Một lần nữa, ông đáp: “Thế à!” rồi nhận đứa nhỏ.
Vài năm sau, họ trở lại để xin lỗi ông về sự lầm lẫn của họ và để đem
đứa bé về. Vị thiền sư một lần nữa điềm đạm đáp: “Thế à!” khi nhìn họ
đem đứa bé đi.
Sự Liên Hệ Con Người
Một thiền sinh hỏi thầy: “Trong tu tập, cách ứng phó nào tốt nhất với
những liên hệ của con người? Con có nên ẩn tu để tránh va chạm, tránh
đối đãi hầu có thể ngăn ngừa việc tích lũy thêm duyên nghiệp mới?” Sư
phụ trả lời: “Nếu con muốn như vậy thì dĩ nhiên cũng được. Nhưng không
hiểu sao riêng thầy thì lại khác, thầy cứ cảm thấy như mình vẫn nợ nần
ai đó một cái gì khi thầy làm bất cứ việc gì. Khi thầy ăn cơm, thầy cảm
thấy mình nợ người nông dân sức lực của họ. Khi thầy bật đèn lên, thầy
thấy mình nợ những người đang làm việc ở sở điện lực. Khi thầy giặt quần
áo, thầy thấy mình nợ những người làm ở xưởng xà phòng. Nhưng mà đó là
tại thầy như vậy thôi.”
Tại Sao Ta Có Trong Đời?
Các đoạn dưới đây cho thấy những quan điểm khác nhau về ý nghĩa của sự
hiện hữu của ta trên đời và thế giới nầy. Một số ý tương tự nhau và có
thể đi chung với nhau, còn một số thì đối ngược hẳn – tùy bạn chọn một
ít nếu được và thấy hữu dụng cho bạn.
1. Niềm Tin Vào Vũ Trụ
Thoạt nhìn thì thấy cuộc đời nầy và vũ trụ nầy có vẻ hỗn loạn. Nhìn kỹ
hơn, hình như sự hỗn loạn nầy biến động trong một trật tự, lớp lang nào
đó. Đời sống một cá nhân cũng có vẻ như chệnh choạng, không định hướng,
như bị lôi kéo nhưng khi nhận định kỹ hơn sẽ thấy nó có những sắp xếp
tuyệt vời… Tôi nhận ra rằng có một quy luật tuần hoàn nào đó thông minh
hơn cái trí thường của tôi và cái quy luật đó điều khiển nhịp nhàng mọi
thăng trầm để âm thầm đưa tôi đến nơi mà tôi cần đến.
2. Nghiệp Quả
“Tin có nghiệp quả, một quy luật nhân và quả của vũ trụ, là thấy được
rằng mọi liên hệ và sự việc trên đời đều là một phần của một chu trình
lớn hơn. Nên khi có ai làm tổn thất tài chánh của tôi, thay vì đau khổ
và vật vã, tôi cho là mình vừa trả xong một món nợ tiền kiếp, trong lòng
rất vui mừng vì đã nhẹ đi một mối nợ cũ.”
3. Vai Trò Và Bài Học
“Tôi không tin có nghiệp quả nhưng lại tin rằng thế giới nầy là một sân
khấu khổng lồ mà nơi đó mỗi con người vừa là diễn viên, vừa là soạn giả
cho vai tuồng của chính mình. Khi sinh ra, mình tự chọn vai diễn và ta
đã yêu cầu người khác diễn chung các vai liên hệ như cha, mẹ, vợ chồng,
con cái, kẻ thù, người thương, v.v… Mục tiêu chính ở sân khấu nầy là để
“kinh nghiệm” và để “tiến hóa tâm linh”; học sự tha thứ, lòng từ bi,
tình thương vô điều kiện, học về sự trói buộc, tự do, đau khổ và hạnh
phúc, v.v… Vì vậy, tôi chân tình cảm ơn hết mọi người, bất kể cái vai
trò họ đã đóng là thương hay ghét, tốt hay xấu trong đời tôi. Đồng thời,
tôi cũng tôn trọng những người giữ các vai thấp, bé hơn tôi như: làm
con, cháu, học trò, hay em út, v.v… vì tôi hiểu rằng thật sự họ không hề
thấp bé hơn tôi.”
Back to Contents |
|
|
-17- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
4.
Bài Học Gì Đây?
“Tôi tin rằng mọi việc xảy ra trong đời mình đều là những bài vở đã được
sắp xếp để giúp mình tiến hoá về mặt tâm linh. Vì vậy, mỗi khi tôi đứng
trước một biến cố, một sự việc bất như ý, thay vì để cho trí óc than
Trời trách Đất, tôi tự hỏi: Tôi cần học gì trong sự việc này đây?”
*****
“Tôi tin rằng mọi kinh nghiệm đời đều là bài học – và bài học chánh là
buông bỏ, nghĩa là hiểu được tính chất của ảo hóa và vô thường. Thí dụ:
nếu tôi luôn quan tâm, lo lắng và phiền não nhiều về tiền bạc, nhất là
khi tôi còn thấy chúng là những thứ chính yếu biểu tượng cho giá trị của
bản thân tôi, thì bài học sẽ là sự thất bại, mất mát liên tục về tài
chánh. Nếu tôi khổ sở, cưu mang, vật vã, trói buộc vào vấn đề tình cảm
và sự liên hệ với thân bằng, quyến thuộc, nhất là khi tôi thấy chúng là
một thứ định danh của tôi, thì bài học sẽ là những đổ vỡ tình cảm, mất
mát người thân, v.v… Bài vở sẽ cứ tiếp diễn cho đến khi nào tôi hiểu
được cái bản chất của lòng gắn bó với sự vật trong tôi. Một khi bài vở
được học xong, tự nhiên sóng gió bên ngoài sẽ lặng xuống, bên trong tôi
sẽ tìm được sự Tĩnh Lặng, an nhiên, tự tại. Nghĩa là trong lòng yên thì
sự việc bên ngoài yên theo, cũng như bên ngoài tôi yên là vì tôi tìm
được bình yên nội tại - sự liên hệ là một vòng tròn như thế.”
Yêu Thương Vô Điều Kiện
Yêu thương vô điều kiện là gì? Là yêu thương mà không
có một điều kiện, một mong cầu hay một đòi hỏi nào cả. Thương một người
hoàn hảo thì rất dễ. Còn người không hoàn hảo thì sao? Một người mẹ có
thể cho rằng đứa con tật nguyền, khờ khạo của mình là một trừng phạt từ
những quyền năng cao hơn. Nhưng biết đâu đứa trẻ đó lại là một ơn phước?
Biết đâu nó đến là để dạy cho người mẹ một tình yêu thương vô điều kiện
chân thật? Tình thương vô điều kiện là khi ta sẵn sàng trải lòng yêu
thương một đứa con tật nguyền, ngờ nghệch, không biết nói lời cho mình
vui, không làm cho ta hãnh diện bởi vì nó không có những thành đạt xã
hội.
*****
Thế nào là yêu một người nam hay người nữ một cách vô
điều kiện? Đó là khi ta yêu tất cả mọi xấu, tốt, hay, dở của người đó
chứ không phải là mặc dù họ có những điểm xấu đó ta vẫn yêu họ – mà là
ta yêu họ chính vì những điểm đó. Khi ta yêu vô điều kiện, ta có khả
năng nhìn người đó đang sống trọn vẹn là chính họ mà ta không thấy người
đó cần phải thay đổi bất cứ điều gì nơi họ cả. Thậm chí ta yêu mà không
cần người ấy thuộc về mình, bất kể là người ấy có yêu mình lại hay không,
hoặc bất kể người ấy có đang ở với mình, có mặt trong đời mình hay không.
Tình Yêu Và Nhu Cầu
Làm sao ta biết rằng ta đang yêu một người? Chúng ta thường hay nói “Tôi
biết tôi yêu nàng vì tôi không thể sống thiếu nàng. Cô ấy mà bỏ tôi, tôi
sẽ đau khổ ghê lắm.” Hoặc ta nói “Khi tôi không có bên anh ấy, tôi nhớ
anh ấy lắm. Lúc nào tôi cũng muốn ở bên cạnh anh ấy.” Thế nhưng những
điều nầy không hề nắm bắt được cái tinh túy của tình yêu vì tình yêu
không hề gây đau khổ hay đau đớn. Điều gây ra đau đớn cho chúng ta, điều
mà những câu nói trên thực sự diễn tả là cần, là nhu cầu. Chỉ có “cần”
mới đòi hỏi, mong cầu. Chỉ có “cần” mới giới hạn và trói buộc. Và “cần”
là sản phẩm của cái trí. Tình yêu không buộc người khác phải có một cách
đối xử hay cảm xúc nào đó. Thậm chí, tình yêu không buộc gì cả. Tình yêu
hân hoan và giải phóng – nó là sự tự do cho cả người đang yêu lẫn người
được yêu. Tình yêu là sản phẩm của tâm.
Back to Contents |
|
|
-18- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
“Vạn Vật Đồng Nhất Thể”
PNgười ta cứ nói đến việc “Đồng Nhất Thể” và “Tất cả chỉ là Một”. Nhiều
người hỏi làm sao để kinh qua được điều nầy? Nhưng là con người, chúng
ta không thể diễn tả “cái đó” bằng ngôn từ, chữ nghĩa chứ đừng nói chi
đến việc có thể chỉ ai cách đạt đến điều nầy. Câu chuyện dưới đây là một
cố gắng diễn tả một kinh nghiệm qua ngôn ngữ của cái trí – và là một lợt
lạt, thiếu sót lớn so với sự trải nghiệm thật. Đây không phải là một
công thức hoặc hướng dẫn. Người viết chỉ mong rằng câu chuyện nầy giúp
được gì đó trên con đường dẫn bạn đến sự trải nghiệm tính chất đồng nhất
thể của muôn loài vạn vật vậy.
Người Đàn Bà Và Em Bé
Phần đông người ta nói nàng là Đàn bà. Một ít người nói nàng là Em bé.
Nàng nghĩ nàng là cả hai. “Họ” thường cùng nhau ra bờ biển chơi. Người
đàn bà mơ màng nhìn xuống biển sâu, nhớ nhung về lục địa đã mất của nàng
ở quá khứ xa xưa. Em bé xây một lâu đài bằng cát và cười khúc khích mỗi
lần gió len lén đến và hôn phớt lên má nó. Thỉnh thoảng, gió hỏi nhỏ:
“Ngươi là ai?” Em bé cười thành tiếng: “Ta là Ta, dĩ nhiên rồi, ngươi kỳ
nhỉ!”
Một ngày nọ, người đàn bà chợt ngừng và thắc mắc nàng thật sự là ai.
Người ta nói rằng trang phục không phải là mình. Nàng cởi bỏ hết trang
phục ra. Họ nói rằng cái hình thể vật chất cũng không phải danh tánh
thật của nàng. Thế nên nàng từ từ gỡ bỏ ra từng mảng của cơ thể nàng…
Sau khi mọi mảng cơ thể vật chất rơi ra xong, các lớp không vật chất
cũng rơi theo. Nàng ngạc nhiên khi cái còn lại chẳng có gì ngoài cái
“Tĩnh Lặng Trống Không”, vô ngôn từ…
Em bé thích thú quá. Nó bắt đầu nhúc nhích và cảm thấy mình bành trướng
loang dần, loang dần và loang dần ra… Em bé cựa mình lần nữa … và thấy
mình loang nhập toàn cả nơi Sáng Tạo.
Có một điều gì rất khác lạ mà lại rất tự nhiên chỗ nầy. Khi lột bỏ đi
lớp vỏ bên ngoài, mọi vật đều trở thành “Tĩnh Lặng Trống Không”, vô hình
dáng và rỗng như bản thân nó. Thậm chí, các cái “Rỗng Lặng” đó đều là
như nhau, dính lại thành Một. Hình như mọi thứ đều là một phần của nó
hay chính nó ở trong mọi thứ, hoặc có lẽ là cả hai. Khi nó quên mất luôn
chính nó, toàn thể của nơi Sáng Tạo chợt hiện hữu trở lại bên trong
Khoảng Trống đó. Nó bây giờ là con kiến tí teo đang bị nghiền nát dưới
chiếc giày của ai đó. Nó là đứa bé trai đang thả diều. Nó là vị đại sư
đang thuyết giảng cho một đám đông. Nó là người cùi đầy khuyết tật với
những vết loét đầy mủ đang được một vị nữ tu tầm thường chùi rửa và nó
đồng thời cũng chính là vị nữ tu đó. Nó là người đàn ông đang giết một
đứa bé trong rừng và nó cũng chính là người cha đang khóc lóc trên chiếc
quan tài của đứa bé đó. Nó là người đàn ông đang chạm đến người đàn bà…
chạm đến nàng rất sâu… rồi bỏ đi không một lời giải thích. Nó cũng chính
là người đàn bà đó đang dõi mắt về phía chân trời vào lúc hoàng hôn
trong ngàn năm kế tiếp, ngậm ngùi trong âm thầm, lặng lẽ cho sự mất mát
một khoảnh khắc xa xưa nào đó. Nó là đứa con gái trẻ đang đứng ở góc
đường kiếm khách và nó cũng là vị Ma-Sơ đang nguyện cầu sự cứu rỗi cho
nhân loại… Nó là tất cả núi non, sông ngòi và nó cũng là hòn đá nhỏ,
đang im lìm, vắng bặt trong thiền định hằng bao nhiêu thế kỷ tiếp nối
nhau. Nó là tất cả những con người có khả năng thần thông rong chơi khắp
bao nhiêu vũ trụ khác nhau, cả hữu hình lẫn vô hình… Và nó cũng chính là
các cõi, các vũ trụ đó.
Các mảng thân thể bắt đầu tự gom lại thành một hình dạng… Rồi đến những
lớp vô hình, kể cả mảnh màn che nầy nọ… Cái “Rỗng Lặng” vô dạng cũng gia
nhập, rồi … lạ thay … người đàn bà – em bé xuất hiện lại như cũ! Nàng
mặc vào một áo ngủ mỏng manh, đứng ngoài lan can, làm đàn bà. Với các vì
sao lấp lánh làm chứng nhân còn đó, thân thể nàng run rẩy khi làn gió
nào mơn trớn da thịt nàng … Khi nàng ôm trọn niềm đam mê của sức sống
mãnh liệt kia, người nàng đang hòa nhập vào những vũ trụ đâu đây. Nàng
cũng lại khoát lên y phục bình thường của người đàn bà – em bé. Trong
Tĩnh Lặng và an nhiên, chợt thấy mình đang ở lại trong thế giới của
những kẻ hữu tử và bất tử … nàng biết rằng mình đang thuộc về họ và
ngược lại...
Người đàn bà mặc vào một lớp áo của vị thầy, giả vờ phân phát những minh
triết cho một nhóm đệ tử mà nàng biết họ không phải ai khác mà là chính
bản thân mình. Mặc dù có thể họ ý thức hoặc không ý thức việc nầy, nàng
biết rằng họ không hề cần gì nơi nàng hay nơi ai khác cả. Những người có
thần thông nhìn cái “Tĩnh Lặng” của nàng và nói họ thấy các Chư Tiên,
Thần Nữ … Nàng cười thân thương … biết rằng họ chỉ thấy những phản ảnh
của ước mong và nhu cầu của chính họ mà thôi. Họ là một phần của nàng mà,
chẳng phải thế sao?
Rồi người đàn bà và em bé trở lại bờ biển. Người đàn bà lần nữa mơ màng
nhìn xuống biển sâu; toàn thể vương quốc thủy tộc chợt bừng sống lên bên
trong nàng. Em bé lại xây ngôi lâu đài bằng cát và cười khúc khích mỗi
khi làn gió len lén đến và hôn phớt lên má nó. Và một lần nữa, gió hỏi
nhỏ: “Ngươi là ai?” Vẫn cúi xuống tòa lâu đài cát không nhìn lên, em bé
mỉm cười và thì thầm: “Ta là Ngươi.”
Back to Contents |
|
|
-19- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Các
Chương Khác Trong Quyển Sách Lớn
Dưới
đây là mô tả tóm tắt những chương khác trong quyển sách lớn:
Chương Bốn:
Tự chữa bệnh bằng pháp Tại và Hiện. Phần nầy nói về cách tự chữa bịnh
bằng pháp thiền Tại và Hiện. Với phương cách chữa trị nầy, bạn có thể
thấy được sự giảm đau trong vòng vài phút. Mặc dù nó hữu hiệu như vậy,
chúng tôi cũng biết rằng có những thiền giả, nhất là những thiền giả chỉ
có mục tiêu giác ngộ, không thích dùng thiền để chữa bịnh. Tuy nhiên,
pháp thiền nầy là vừa cho phần thể trí vừa cho phần thể xác nên nó có
thể áp dụng cho riêng từng phần hoặc cả hai.
Chương Năm:
Giảm căng thẳng tinh thần và làm chậm tiến trình lão hóa. Phần nầy dành
cho những người chỉ muốn dùng pháp thiền Tại và Hiện để thư giãn hoặc
làm chậm đi sự lão hóa của cơ thể.
Chương Sáu:
phần vấn đáp cho người Đã có nhiều kinh nghiệm thiền. Phần nầy đề cập
đến một số câu hỏi của các vị thiền giả và thiền sư từ vài tông phái
thiền khác, đồng thời, trong tư thế so sánh, chương nầy bàn luận đến
những khái niệm và phương pháp cao hơn.
Chương Bảy:
câu hỏi và trả lời. Đây là phần vấn đáp với các đề tài về phương diện kỹ
thuật của thiền, những khái niệm cao sâu hơn về cái trí, cách ứng dụng
những cái nhìn mới, những gợi ý về vấn đề tu tập và tiến hóa của cá nhân.
Vì đề tài rộng rãi nên có thể độc giả sẽ chỉ tìm thấy sự hữu dụng ở một
phần nào, vào một thời điểm nào đó thôi.
Back to Contents |
|
|
-20- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
CHƯƠNG TÁM
Tóm Lược
Đây
là phần tóm lược những điểm chính của cuốn sách và thêm một vài bí quyết
nhỏ cho việc thực tập.
-
Cái trí không
phải là mình. Mình không phải là cái trí.
-
Các giác quan
nhận và đưa thông tin về trí, cái trí “nhận biết”, rồi diễn giải
thông tin dựa trên kiến thức và cảm xúc cất trong ký ức. Khi ta ngộ
nhận, tưởng mình là những cảm xúc hay tư tưởng kia thì ta đau khổ,
buồn, vui, theo sự chỉ huy của cái trí.
-
Đau khổ là bất
cứ một cảm xúc nào không phải là hạnh phúc, bất cứ một trạng thái
nào không phải là an bình, bất cứ một hành động nào không phải xuất
phát từ lòng từ bi. Nó kể cả những cảm xúc và hành động mà chúng ta
thông thường không xem là đau khổ như tức giận và trả thù.
-
Trạng thái Tĩnh
Lặng thâm sâu có thể làm gián đoạn sự khống chế của cái trí đối với
cảm xúc và hành động của chúng ta. Tĩnh Lặng thâm sâu không phải là
chỉ dừng ý nghĩ lại thôi mà là sự thinh lặng vắng bặt tự nhiên bên
trong ta, cho ta được ở trong một trạng thái bình an, một trạng thái
tròn đầy im lìm. Trong trạng thái nầy, những nhu cầu và đòi hỏi do
thói quen của cái trí tạo nên sẽ không chạm được đến ta. Và trong
trạng thái nầy, chúng ta có thể mang bình yên đến cho thân tâm mình
và đem được hòa bình vào đời sống chúng ta.
-
Pháp thiền Tại
và Hiện cho ta phương tiện thiền mỗi ngày để vào được sự Tĩnh Lặng
thâm sâu. Muốn giải tỏa đau khổ cho ta và cho người chung quanh, ta
cần mang được một phần Tĩnh Lặng nầy vào đời sống thường nhật. Trong
mọi hành động, cố tập thường xuyên giữ một sự gắn bó âm thầm nào đó
với sự Tĩnh Lặng nội tại.
-
Cụ thể nhất là
tập lắng nghe và đối đáp trong Tĩnh Lặng. Nghĩa là lắng nghe và trả
lời mà trong lòng vắng bặt nhu cầu biện minh, phân tích, phán đoán,
giải quyết. Khi cần thiết phải phân tích, giải quyết thì cũng chủ
động làm trong Tĩnh Lặng chứ không để cái trí tự động phản ứng theo
thói quen.
-
Sự phán xét
người khác là một nhu cầu mà cái trí đã tạo nên trong ta. Nhu cầu
nầy có tính chất tự làm vững dạ, tự an ủi và tự nâng lên. Nhu cầu
nầy thúc đẩy ta diễn đạt trong một hình thức bạo lực có khả năng gây
thương tổn cho người chung quanh ta. Vậy thay vì tạm băng bó những
vết thương của mình bằng cách tấn công người khác, mình có thể mãi
mãi tạo cho mình được sự tròn đầy và hòa bình trong trạng thái Tĩnh
Lặng, để không còn bao giờ phải gây đau đớn cho kẻ khác bằng sự phán
xét nữa.
-
Tĩnh Lặng không
phải là phản nghĩa của Động. Nó cũng không phải là sự bất động trong
cuộc đời. Sống cuộc đời trong Tĩnh Lặng có nghĩa là sống mà trong
lòng thật sự không còn một chút cưỡng cầu, tranh đấu với cuộc đời và
với những tình huống mà ta đối diện. Còn bên ngoài thì ta vẫn hoạt
động bình thường, vẫn sống đối mặt với thực tại. Tĩnh Lặng bên trong
không có nghĩa là bên ngoài cũng… bất động luôn.
Back to Contents |
|
|
-21- |
|
 |
|
 |
 |
|
 |
|
|
Pháp Thiền Tại và Hiện
|
|
|
|
Châm Ngôn của Tại và Hiện
Sau đây là những câu tâm đắc, có thể áp dụng dễ dàng khi thực tập đời
sống Tại và Hiện mà chúng tôi thường gọi đùa là “châm ngôn”:
~ Bạn nào hay nổi cộc hoặc hay cằn nhằn vợ, chồng,
con cái; nào là bày đầy nhà, kem đánh răng không chịu bóp từ phía
dưới tuýp kem lên, uống nước cam không chịu ngâm ly, v.v. thì sau
khi học xong câu châm ngôn nầy chắc chắn sẽ bớt nổi cộc hoặc bớt cằn
nhằn ngay:“Không chết, không nói!” ~ Bạn nào trí
hay suy diễn, phán đoán, phân tích lung tung, thì khi cái trí vừa
nhận được thông tin qua các giác quan, tập dừng lại ngay và bảo cái
trí: “Thôi! Đủ rồi!” hay “Chấm Hết!”
~ Bạn nào hay có thói quen áp đặt quan niệm của
mình lên người khác, buộc người ta phải theo quy luật và quan niệm
của mình thì tập tự nhủ thường xuyên câu nầy: “Sao cũng được mà!”
~Bạn nào mà trí luôn bận rộn lo lắng, than phiền
suốt thì có lẽ nên tự nhủ thầmcâu châm ngôn nầy: “Sự việc còn có khả
năng tệ hại hơn nhiều!”
~ Chắc bạn nhớ chuyện ông thiền sư Nhật trong
Chương Ba chứ? Trong mọi tình huống, xấu hay tốt, ông ấy cũng đều
bình thản hỏi “Thế à?” rồi tiếp tục sống một cách bình yên. Nhà sư
nầy là một tấm gương cho tất cả chúng ta. Có lẽ từ nay, khi chúng ta
đối diện với mỗi một tình huống mà cuộc đời dành cho ta, ta sẽ cố
gắng bình thản buột miệng “Thế à?” với một nụ cười trên mặt và một
an bình trong tâm vậy. ~ Cám ơn bạn đã chu du một
chuyến với chúng tôi. Hy vọng rằng bạn cảm thấy quyển sách nầy có
hữu dụng chút nào đó. Chúng tôi xin nhắc nhở rằng mục tiêu của mình
là tạo dựng được một Tĩnh Lặng nội tại để có thể tu dưỡng lòng từ bi
sâu rộng và một thức giác cao hơn cho bản thân và cho mọi người
chung quanh ta. Pháp thiền tại và Hiện chỉ là một trong nhiều phương
pháp được dùng để thiết lập sự Tĩnh Lặng nội tại đó. Một khi bạn đã
tìm được Tĩnh Lặng trong bản thân (bằng bất cứ phương pháp nào bạn
chọn), xin hãy dùng nó để tu dưỡng một tấm lòng từ bi và cảm thông
sâu rộng hơn. Chỉ có điều nầy mới có thể tạo nên hạnh phúc lâu bền
cho cá nhân bạn cũng như cho toàn thế giới như một nguyên thể.
Cầu xin cho bạn và tất cả chúng sinh tìm
được chân hòa bình, an lạc
và cảm thông trong đời!
Back to Contents |
|
|
-22- |
|
 |
|
 |
|